Multimedia Đọc Báo in

Khởi tố hai đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

14:44, 03/04/2022

Công an TP. Buôn Ma Thuột vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 đối tượng gồm: Lê Thị Thìn (SN 1980, trú phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột) và Lê Xuân Phương (SN 1972, trú tại xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) để điều tra, xử lý về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Theo kết quả điều tra ban đầu, Thìn nghi chồng mình là ông H. có quan hệ yêu đương với bà T. nên đã nhờ Trần Công Hải (SN 1965, trú phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) theo dõi trong thời gian 30 ngày với tiền công là 30 triệu đồng. Sau đó, Hải đã thuê Phương 15 triệu đồng cùng với Nguyễn Thanh Hoàng (SN 1975, trú huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) đi theo dõi ông H.

Các đối tượng bị bắt giữ tại cơ quan công an
Các đối tượng bị bắt giữ tại cơ quan Công an

Để thực hiện hành vi, các đối tượng đã mua thiết bị định vị gắn vào xe máy ông H. Đến ngày 19/3/2022, phát hiện ông H. và bà T. đến một nhà nghỉ ở phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột) thì Thìn, Phương, Hải, Hoàng đã kéo đến bắt quả tang. Tại đây, Phương đã dùng tay tát một cái vào mặt bà T., đồng thời ép phải viết giấy nhận trả số tiền 120 triệu đồng trong thời hạn 2 ngày. Chưa hết, nhóm người này còn ép bà T. và ông H. cởi quần áo lên giường nằm để quay video.

Vì không xoay xở được số tiền lớn, bà T. xin giảm xuống 80 triệu và trả trong một tuần nhưng Phương và Thìn không đồng ý. Sự việc sau đó được bà T. trình báo cơ quan Công an. Đến khoảng 10 giờ ngày 22/3/2022 tại một quán cà phê ở phường Tân Thành, khi Phương, Hải và Hoàng đang nhận 30 triệu đồng của bà T. thì bị một tổ công tác của đội Cảnh sát hình sự - Công an TP. Buôn Ma Thuột bắt quả tang.

Được biết, ngoài khởi tố, bắt tạm giam Thìn và Phương về tội cưỡng đoạt tài sản, Công an TP. Buôn Ma Thuột đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.