Multimedia Đọc Báo in

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng mạnh

18:35, 24/06/2022

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến ngày 23/6, toàn tỉnh đã ghi nhận 682 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH)  với 20 ổ dịch, trong đó tập trung nhiều tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Pắc, Cư M’gar, Lắk, Krông Năng, Krông Búk, Ea H’leo và TP. Buôn Ma Thuột.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Hải Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, chỉ tính riêng trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng nhanh trên địa bàn tỉnh và tăng hơn 63% so với cùng kỳ. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ gia tăng mạnh nếu người dân không nâng cao ý thức phòng, chống bệnh. Hiện các huyện ghi nhận ổ dịch ngành y tế đã thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phun thuốc diệt muỗi, điều tra, giám sát, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) để hạn chế thấp nhất số ca mắc và số ca tử vong do SXH.

Một trường hợp mắc SXH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Một trường hợp mắc SXH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Với chu kỳ 3 năm một lần, năm nay được dự báo là năm bệnh SXH diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, ngành y tế, đặc biệt là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có công văn đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, thị ủy chỉ đạo công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Đến thời điểm hiện tại, tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều đã xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch SXH.

Kim Oanh

         


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.