Multimedia Đọc Báo in

Bế mạc Khoá học bơi cứu đuối năm 2022

17:48, 21/08/2022

Ngày 20/8, tại TP. Buôn Ma Thuột, Uỷ ban Olympic Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở GD- ĐT tổ chức bế mạc “Khoá học bơi cứu đuối năm 2022” cho hướng dẫn viên cơ sở về Chương trình Bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em.

Khóa học được tổ chức tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (TP. Buôn Ma Thuột) (từ ngày 16 đến 20/8. Kết thúc khóa học, học viên là giáo viên phụ trách công tác thể dục, thể thao khối Tiểu học, Trung học cơ sở thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được lĩnh hội các kiến thức về an toàn nước, thực hành cứu hộ, cũng như phương pháp giảng dạy ban đầu với bộ môn bơi lội cho học sinh...

h
Các học viên tham gia thực hành tại Khoá học bơi cứu đuối năm 2022.

Phát biểu bế mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Phúc Long nhấn mạnh, thời gian gần đây, Đắk Lắk liên tiếp xảy ra nhiều vụ đuối nước ở trẻ em hết sức thương tâm. Hy vọng thời gian tới, Uỷ ban Olympic Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp cùng Sở GD-ĐT, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Đắk Lắk mở nhiều lớp dạy bơi, đặc biệt cho trẻ em để phòng, chống tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh. Đồng thời mong muốn sau khi kết thúc khoá học, các học viên sẽ chủ động tham mưu đến cơ quan, đơn vị tại địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường và phối hợp mở các lớp dạy bơi, hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước; qua đó góp phần nâng cao kỹ năng, hạn chế nguy cơ đuối nước cho trẻ em.

h
Các học viên nhận Chứng nhận hoàn thành khóa học.
 
Dịp này, Uỷ ban Olympic Việt Nam đã tặng Kỷ niệm chương cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở GD- ĐT nhằm ghi nhận công tác phối hợp giữa các đơn vị tổ chức khóa học; đồng thời trao Chứng nhận hoàn thành khóa học cho 58 học viên tham gia.

Huyền Diệu


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.