Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí

16:55, 21/10/2022

Chiều 21/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Chương trình số 24-CTr/TU, ngày 5/10/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW, ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay (gọi tắt Chương trình) và giao ban báo chí định kỳ tháng 10 năm 2022.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, phòng, ban, ngành hữu quan; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu tham dự hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị 

Theo đó, Chương trình tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức và đảng viên trong các cơ quan báo chí về vị trí, vai trò, trách nhiệm của báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí, bảo đảm báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức để người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng; chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan báo chí, nhất là người đứng đầu cấp ủy; hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, kinh phí, nguồn lực hoạt động…

a
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Đình Hoan quán triệt, triển khai Chương trình số 24-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Về tình hình hoạt động của báo chí trong tháng 9, các cơ quan báo chí của trung ương, báo ngành và báo địa phương đã bám sát chỉ đạo, định hướng tuyên truyền của tỉnh; thông tin kịp thời, đầy đủ các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nổi bật của lãnh đạo tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

Cụ thể, thông tin về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phản ánh toàn diện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội sôi động, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh; tuyên truyển đậm nét về kết quả nổi bật trong triển khai các chương tình, dự án phát triển kinh tế lớn của tỉnh.

Đặc biệt, thông tin, phát hiện, phản ánh kịp thời các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời năm bắt để chỉ đạo kiểm tra, xử lý, định hướng dư luận xã hội; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh…

Đại diện Báo Dân Việt thông tin trao đổi tại hội nghị
Đại diện Báo Dân Việt thông tin trao đổi tại hội nghị.

Về định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung: tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; tuyên truyền về các ngày lễ, kỷ niệm; chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh giai đoạn 2023-2025; hoạt động chuyển đổi số; xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; việc triển khai thực hiện “Bộ quy tắc ứng xử Người Đắk Lắk văn minh – thân thiện – mến khách”…

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành hữu quan đã thông tin, tiếp thu, trả lời những nội dung các cơ quan báo chí, phóng viên kiến nghị; đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền sẽ tổng hợp, gửi các đơn vị, cơ quan chức năng trả lời trong thời gian sớm nhất… Đồng thời, thông tin về việc tham gia Giải Báo chí Xây dựng Đảng tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV - năm 2022 của các cơ quan thông tấn trên địa bàn tỉnh; việc triển khai cuộc thi video, clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột - một trong những hoạt động mới của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. 

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.