Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số

16:03, 05/12/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số tại tỉnh Đắk Lắk.

Theo Kế hoạch, trong năm 2023 phấn đấu 100% nhà ở cá nhân, hộ gia đình; nhà ở tập thể, khu nhà trọ; căn hộ (trong các toà nhà, chung cư); nơi cư trú khác được thu thập, cập nhật, bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số; 100% trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thu thập, cập nhật, bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số; có ít nhất một ứng dụng bản đồ số được đưa vào sử dụng. Các năm tiếp theo sẽ cập nhật, bổ sung các trường thông tin nâng cao của địa chỉ số và triển khai các dịch vụ ứng dụng nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số.

Ảnh minh họa
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị thăm các gian hàng trưng bày trong Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk năm 2022. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm thu thập, cập nhật thông tin, hình thành cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chỉ số của tỉnh tích hợp với CSDL địa chỉ số quốc gia để chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, xây dựng các bản đồ số chuyên ngành phục vụ nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế xã hội.

Cụ thể, sẽ tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chỉ số của tỉnh; triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số; thông báo địa chỉ số và gắn biển địa chỉ số; thông tin, tuyên truyền về Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh... Trong đó, khuyến khích các địa phương triển khai đồng bộ việc gắn Biển địa chỉ số, với nguồn kinh phí xã hội hoá, hoặc được hỗ trợ từ ngân sách phù hợp quy định pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, hoặc các đối tượng/công trình tự gắn Biển địa chỉ số theo nhu cầu.

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.