Multimedia Đọc Báo in

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

14:43, 14/02/2023

Ngày 14/2, Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 tổ chức họp đánh giá tiến độ, tình hình triển khai thực hiện các hoạt động của Lễ hội.

Tham dự cuộc họp có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023; Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn, Phó trưởng Ban Ban Chỉ đạo; Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê, Phó trưởng Ban Ban Chỉ đạo; Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung – Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023  điều hành cuộc họp
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 điều hành cuộc họp.

Ban tổ chức Lễ hội cho biết, đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho 18 nội dung, hoạt động chính của Lễ hội được triển khai khẩn trương, tích cực.

Lễ Khai mạc sẽ diễn ra lúc 20 giờ, ngày 10/3/2023 được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTV5. Chương trình nghệ thuật tại chương trình khai mạc có 3 chương: Hương hoa đại ngàn - lan tỏa năm châu; Văn hoá cà phê – kết tinh hội nhập và Buôn Ma Thuột - điểm đến của cà phê thế giới. Thời gian tới, Ban tổ chức chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện sân khấu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho buổi sơ duyệt, tổng duyệt chương trình.

Đối với Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, dự kiến sẽ có khoảng 400 gian hàng tiêu chuẩn với sự tham gia của 150 doanh nghiệp trong đó có 10 doanh nghiệp cà phê của nước ngoài và có yếu tố nước ngoài tham gia. Đến thời điểm này, các gian hàng đã được lấp đầy.

Hội nghị kết nối giao thương quốc tế đã có 48 đại biểu của 25 đơn vị xác nhận đăng ký tham gia, trong đó có 6 đơn vị thu mua, 2 doanh nghiệp nước ngoài (Đức và Trung Quốc), 2 tổ chức chứng nhận, 1 đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp.

Về Lễ bế mạc sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV5 và VTV8 với chủ đề: “Buôn Ma Thuột, thành phố cà phê - Nơi khởi nguồn sáng tạo” gồm 2 chương: “Buôn Ma Thuột - Tự hào thành phố cà phê” và “Thành phố cà phê - Nơi khởi nguồn sáng tạo”. Ban tổ chức đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện sân khấu; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sơ duyệt, tổng duyệt chương trình.

Bên cạnh đó, các sự kiện: Hội thảo phát triển cà phê, Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam - hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới” và triển lãm chuyên đề Lịch sử cà phê thế giới, Hội thi Sinh vật cảnh, Lễ hội đường phố, Hội thi nhà nông đua tài, Cuộc thi pha chế cà phê đặc sản, Lễ hội ánh sáng… cũng được chuẩn bị đúng tiến độ.

Hoạt động của các tiểu ban Truyền thông, Tài chính và Vận động tài trợ cũng đạt hiệu quả tích cực. Ngoài ra, Ban tổ chức Lễ hội đã phê duyệt kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy cho lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 nhấn mạnh, lễ hội lần này là sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra yêu cầu là phải tổ chức một cách tốt hơn, bài bản hơn những lễ hội trước. Ban Chỉ đạo Lễ hội đánh giá cao công tác chuẩn bị đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra của Ban tổ chức và các sở, ngành, địa phương.

Thời gian tới, Ban tổ chức phải ra soát, hoàn chỉnh các nội dung, công việc để chuẩn bị tốt nhất, tránh bị động và hạn chế thấp nhất những sai sót.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.