Multimedia Đọc Báo in

Liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án nhân dân tỉnh: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác phối hợp năm 2023

18:00, 03/03/2023

Chiều 3/3, tại trụ sở Viện KSND tỉnh, liên ngành Công an - Viện KSND - TAND đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp liên ngành năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác phối hợp năm 2023.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Phú Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Trong năm 2022, với việc tăng cường công tác phối hợp, các cơ quan liên ngành Công an - Viện KSND - TAND tỉnh đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tố tụng cũng như hướng giải quyết những tin báo, vụ án phức tạp. Nhờ đó, chất lượng và hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm được nâng cao; tiếp tục kiềm giảm được các loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh thụ lý 136 tin tố giác, tin báo tội phạm, đã giải quyết 115. Trong đó, quyết định khởi tố 49 vụ, không khởi tố và chuyển xử lý khác 24 tin, tạm đình chỉ 42 tin (không có tin báo quá hạn). Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh đã thụ lý điều tra 267 vụ, 742 bị can; giải quyết được 187 vụ, 546 bị can. Trong đó, đề nghị truy tố 173 vụ, 536 bị can; tạm đình chỉ điều tra 10 vụ, 5 bị can; đình chỉ điều tra 4 vụ, 5 bị can;  đang điều tra 80 vụ, 196 bị can (trong thời hạn luật định). Các trường hợp bắt giữ, khởi tố đều được Viện KSND phê chuẩn đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Viện KSND đã chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, kiểm sát chặt chẽ 100% các vụ án ngay từ khi khởi tố; nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn và ban hành các lệnh, quyết định thuộc thẩm quyền; kiểm sát chặt chẽ các vụ án đình chỉ điều tra, bảo đảm có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Trong kỳ, Viện KSND tỉnh thụ lý 172 vụ, 521 bị can; đã giải quyết 159 vụ, 454 bị can (đạt 92,4%, giảm 2,6 % so với cùng kỳ). Trong đó, đã truy tố 158 vụ, 453 bị can; đình chỉ điều tra 1 vụ, 1 bị can. Đang giải quyết 13 vụ, 67 bị can (trong thời hạn luật định); không đồng ý hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với 2 bị can.

Trong năm, TAND tỉnh đã thụ lý 154 vụ, 379 bị cáo hình sự sơ thẩm, đã giải quyết 143 vụ, 356 bị cáo; đã thụ lý 367 vụ, 669 bị cáo hình sự phúc thẩm, giải quyết 352 vụ, 649 bị cáo. Ngoài ra, TAND tỉnh cũng tổ chức 34 phiên tòa hình sự để rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp. Qua đó, trách nhiệm công tố và kỹ năng tranh tụng của kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự cũng như chất lượng xét xử của hội đồng xét xử đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Chất lượng xét xử các vụ án và việc tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được nâng cao.

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lê Quang tiến phát biểu.
Viện Trưởng Viện KSND tỉnh Lê Quang Tiến phát biểu tại hội nghị.

Công tác phối hợp đối với việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cũng được lãnh đạo liên ngành quan tâm thực hiện tốt; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo chặt chẽ, thường xuyên hơn, đạt kết quả cao, góp phần hạn chế việc đơn thư tồn đọng kéo dài, giảm tình trạng khiếu kiện gay gắt, vượt cấp.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà công tác phối hợp liên ngành đạt được trong năm 2022. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị, thời gian tới, Liên ngành Công an - Viện KSND - TAND tỉnh cần tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, cải cách tư pháp. Đồng thời, tập trung phối hợp chặt chẽ để điều tra, truy tố, xét xử những vụ án trọng điểm, phức tạp về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực; nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; phát huy vai trò, chức năng của từng ngành, đổi mới, tăng cường phối hợp để làm tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực...

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.