Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

14:36, 20/04/2023

Ngày 20/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức Hội nghị tập huấn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.

Tham dự hội nghị tập huấn có gần 200 đại biểu là lãnh đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 389 của các tỉnh Tây Nguyên và tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên.

Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn.
Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn.

Taị hội nghị, các đại biểu đã được tập huấn về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, với các nội dung: nhận diện phương thức, thủ đoạn và một số giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên không gian mạng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin truyền thông và kinh doanh hàng giả, hàng cấm qua đường bưu chính và Internet; trốn thuế và giải pháp xử lý trong hoạt động thương mại điện tử; vi phạm sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử.

Hội nghị cũng được nghe các đại biểu trình bày tham luận về một số chuyên đề trọng tâm, gắn liền với việc triển khai, thực hiện đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử; đồng thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các lực lượng chức năng trong quá trình thi hành công vụ…

Tuyết Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.