Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ sơ tán công dân Việt Nam tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar

16:24, 28/12/2023

Sở Ngoại vụ nhận được Công văn số 5105/LS-QHLS ngày 14/12/2023 của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao về việc sơ tán công dân Việt Nam tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar.

Liên quan đến tình hình sơ tán công dân khỏi khu vực chiến sự tại phía Bắc Myanmar, ngày 4/12 – 6/12/2023, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Cơ quan đại diện liên quan đã hỗ trợ đưa về nước 1.014 công dân trên 9 chuyến bay về sân bay quốc tế Nội Bài. Trong đó có 2 trường hợp công dân của tỉnh Đắk Lắk được hỗ trợ và về nước an toàn.

Theo báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, hiện còn hơn 300 công dân ở trong khu vực này. Bộ Ngoại giao đang tiếp tục lên phương án sơ tán đối với số công dân này trong thời gian sớm nhất.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 04/12, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong nước cùng các nước đối tác sơ tán 338 công dân Việt Nam tại khu vực giao tranh phía Bắc Myanmar về nước an toàn. Ảnh: chinhphu.vn
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong nước cùng các nước đối tác sơ tán các công dân Việt Nam tại khu vực giao tranh phía Bắc Myanmar về nước. Ảnh: chinhphu.vn

Nếu cá nhân, hay gia đình có người thân đang bị mắc kẹt tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar cần được hỗ trợ, đề nghị làm đơn và liên hệ trực tiếp:

- Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar (số điện thoại: +95 9666 088 8998. Email: vnembmyr2012@gmail.com).

- Hoặc Sở Ngoại vụ tỉnh Đắk Lắk, điện thoại: + 84.0262.3843.393, email: lanhsubiengioi@gmail.com (Phòng Lãnh sự - Biên giới, Sở Ngoại vụ).

Đầu mối liên hệ: bà Mai Thị Thu Hường, Trưởng phòng Lãnh sự - Biên giới, di động: 0949.317.317 để được hỗ trợ.

Sở Ngoại vụ cũng đề nghị các sở ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức đoàn thể khẩn trương tổ chức tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh được biết thông tin và hỗ trợ kịp thời cho công dân của tỉnh.

Nhấn vào đây để xem: 

 

 

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.