Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M'gar: Nhiều diện tích cây trồng bị hạn

10:58, 10/05/2024

Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cư M’gar, trong đó nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại.

Tại xã Ea M'droh, có hơn 2.300 ha cây trồng như: cà phê, hồ tiêu, sầu riêng bị giảm năng suất hoặc có nguy cơ mất trắng do thiếu nước tưới, trong đó có 162 ha có nguy cơ bị mất trắng. Buôn D’hung và các thôn: Đoàn Kết, Đồng Tâm, Thạch Sơn… có diện tích cây trồng bị ảnh hưởng nhiều.

Còn tại xã Ea Tar, qua thống kê sơ bộ có hơn 2.085 ha cây trồng bị hạn.

 Đoàn công tác của UBND huyện Cư Mgar kiểm tra, khảo sát tình hình thiếu nước tưới cho cây trồng ở xã Ea MDroh.
Đoàn công tác của UBND huyện Cư M'gar kiểm tra tình hình hạn hán ở xã Ea M'Droh.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiêp - Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar, mực nước tại các công trình hồ, đập thủy lợi ở địa phương đang bị sụt giảm, tác động xấu đến tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong tổng số 68 công trình thủy lợi (51 hồ chứa nước, 17 đập dâng) trên đại bàn huyện, qua kiểm tra đến cuối tháng 4/2024 chỉ còn 2 công trình hồ chứa nước có mực nước khoảng 100%, 11 công trình có mực ước trên 71% và đã có 6 công trình rơi vào mực nước “chết”, không còn khả năng tươi tiêu...

Đâp Ea Rếch, thôn Đoàn kết, xã Ea MDroh rơi vào tình trạng cạn nước.
Đập Ea Rếch (thôn Đoàn kết, xã Ea M'Droh) cạn khô nước.

Huyện Cư M'gar có khoảng 73.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình trên, UBND huyện Cư M’gar đã tổ chức Đoàn công tác kiểm tra thực tế tình hình khô hạn tại các địa phương; chủ động kiểm tra, rà soát, đánh giá nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi; có kế hoạch tích trữ, điều tiết nước giữa các công trình thủy lợi để đáp ứng nhu cầu nước tưới cho cây trồng; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân tưới nước tiết kiệm, hợp lý, tránh gây lãng phí…

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.