Multimedia Đọc Báo in

Khu đô thị Ân Phú (TP.Buôn Ma Thuột)

Triển khai xây dựng thêm hai hạng mục hạ tầng văn hóa mới

10:22, 09/11/2021

Sở Xây dựng Đắk Lắk vừa cấp Giấy phép xây dựng số 2652 và 2653 (ngày 5-11-2021) cho Công ty cổ phần Đầu tư – Phát triển Đô thị Ân Phú triển khai thêm hai hạng mục nhà văn hóa và trường mầm non tại Dự án khu dân cư Hà Huy Tập, phường Tân An thuộc Khu đô thị bắc đường vành đai phía tây, TP. Buôn Ma Thuột.

Thiết kế trường mầm non tại Khu đô thị Ân Phú. 
Thiết kế trường mầm non tại Khu đô thị Ân Phú. 

Theo đó, chủ đầu tư khu đô thị sẽ tiến hành thi công nhà văn hóa và trường mầm non thuộc khuôn viên dự án ngay trong năm 2021. Nhà văn hóa có diện tích 1.090 m2 sàn, kiến trúc 3 tầng, cao 17,4 m; trường mầm non có diện tích 1.668 m2 sàn, kiến trúc 3 tầng, cao 14,55 m cùng các hạng mục phụ trợ, khuôn viên và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm.

Đây là hai hạng mục văn hóa thuộc hạ tầng xã hội tại dự án, nằm trong quy hoạch thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ dân sinh. Các hạng mục được bố trí gồm công viên cây xanh, khu thể dục thể thao có diện tích đất 26.169,9 m2; công trình nhà văn hóa có diện tích đất 2.089 m2; công trình giáo dục (trường mầm non) có diện tích đất 4.089 m2.

Thiết kế nhà văn hóa tại Khu đô thị Ân Phú.
Thiết kế nhà văn hóa tại Khu đô thị Ân Phú.

Thời gian thực hiện đầu tư hoàn chỉnh các hạ tầng văn hóa xã hội này là 34 tháng (từ khi khởi công dự án đến tháng 11-2022). Trong đó, hai hạng mục nhà văn hóa và trường mầm non đang được doanh nghiệp khẩn trương đầu tư, kịp tiến độ tổ chức, triển khai bố trí đất cho người dân tự xây dựng nhà ở, và phát triển hệ thống nhà ở thương mại liền kề, đúng yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng. Riêng công trình biểu tượng văn hóa Ngọn lửa Cao nguyên nằm trong khuôn viên công viên cây xanh của dự án đến nay đã hoàn thành xây dựng.

Nguyên Đức

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.