Multimedia Đọc Báo in

Phát động Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột

18:23, 29/09/2022

Sáng 29/9, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột (một trong những hoạt động mới của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023).

Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi tại đây.

Việc tổ chức Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột nhằm lựa chọn video clip xuất sắc nhất sử dụng trong công tác thông tin, truyền thông về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 và trong các chương trình quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột trong nước và các kênh truyền thông, mạng xã hội quảng bá ra nước ngoài.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trương Hoài Anh phát động cuộc thi.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trương Hoài Anh phát động cuộc thi.

Qua Cuộc thi nhằm phát huy khả năng và tinh thần sáng tạo của các tổ chức, tập thể, cá nhân góp phần quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột, cũng như tôn vinh tinh thần nhiệt huyết, niềm tự hào về quê hương Đắk Lắk giàu bản sắc; nêu cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và sự sáng tạo của cộng đồng xã hội trong việc phát triển sản xuất cà phê Buôn Ma Thuột phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cuộc thi chính thức nhận tác phẩm tham dự từ ngày 29/9/2022 đến tháng 1/2023. Đối tượng tham gia Cuộc thi là tất cả các tổ chức, đơn vị, cá nhân người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Dự kiến, Ban tổ chức sẽ trao 10 giải (gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 1 giải Khán giả bình chọn và 5 giải Khuyến khích); trong đó giải Nhất trị giá 300 triệu đồng; thời gian trao giải vào buổi Họp báo Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 tại TP. Buôn Ma Thuột.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.