Multimedia Đọc Báo in

Thí sinh Đắk Lắk đoạt giải Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20

17:53, 02/11/2024

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ  20, năm 2024. Tỉnh Đắk Lắk có một đề tài đoạt giải Khuyến khích.  

Đó là đề tài “Thiết kế bộ truyện tranh song ngữ tiếng Việt – Êđê giúp em học tốt bộ môn tiếng Êđê và một số tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk" của nhóm tác giả H’Rên Niê Kđăm và Lý Phương Hạnh (Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Cư M’gar).

Đây cũng là đề tài đoạt giải Nhất tại Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 12 (năm 2024).

Nhóm học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Cư M’gar tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 20
Nhóm học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Cư M’gar cùng giáo viên hướng dẫn tại Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20.

Năm 2024, Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 20 nhận được hơn 900 đề tài của các tác giả, nhóm tác giả từ 58 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự, thuộc các lĩnh vực: đồ dùng dành cho học tập; sản phẩm thân thiện với môi trường; phần mềm tin học; các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em.

Kết quả, Ban tổ chức đã chọn ra 106 đề tài để trao giải, gồm: 1 giải Đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 30 giải Ba và 60 giải Khuyến khích.

Huyền Diệu

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.