Multimedia Đọc Báo in

Đoàn múa Odissi Ấn Độ biểu diễn tại Đắk Lắk

15:38, 17/08/2022

Tối 16/8, tại Trường Đại học Tây Nguyên, Sở Ngoại vụ phối hợp với Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức chương trình Múa cổ điển Ấn Độ - Múa Odissi; kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (1972 - 2022).

Tham dự chương trình, về phía Ấn Độ có Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh R.O.Sunil BaBu, các nghệ nhân trong đoàn múa Odissi; về phía Việt Nam có lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo các thầy cô giáo và sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên…

Các đại biểu tham gia chương trình.

Múa Odissi là một trong những điệu múa cổ điển của Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ. Với những chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển và kỹ thuật khéo léo, điệu múa thể hiện vẻ đẹp của những ngôi đền và triết lý liên quan đến vị thần được yêu chuộng nhất - Thần Jagannath. Những điệu múa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ, kết hợp sức mạnh huyền bí, thần thánh, sự thông minh, tri thức; ca ngợi sức mạnh của cái thiện, xua tan cái ác; xua tan ngọn đèn tăm tối, nghênh đón các vị thần an khang, thịnh vượng.

Một tiết mục do đoàn múa Odissi Ấn Độ biểu diễn tại chương trình.

Tại chương trình, các nghệ sĩ của đoàn múa Odissi Ấn Độ đã biểu diễn các tiết mục thể hiện sự nhuần nhuyễn, thành thục của những động tác mang đậm phong cách múa Ấn Độ, kết hợp cùng những biểu cảm trên gương mặt vô cùng sinh động và lôi cuốn khán giả. 

Ban tổ chức tặng hoa chúc mừng các nghệ sĩ đoàn múa Odissi Ấn Độ.

Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk và Ấn Độ luôn có sự quan tâm, tăng cường giao lưu. Từ năm 2016 đến nay, Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Yoga nhằm phát triển rộng rãi phong trào tập luyện yoga trên địa bàn tỉnh; năm 2019, tỉnh được tiếp nhận 1 dự án Tác động nhanh do Chính phủ Ấn Độ tài trợ trị giá 50.000 USD…

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.