Multimedia Đọc Báo in

Triển lãm “Mỹ thuật kết nối, Caravan – Hội họa xuyên Việt”

10:05, 13/09/2022

Ngày 10/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã phối hợp tổ chức triển lãm “Mỹ thuật kết nối, Caravan – Hội họa xuyên Việt”.

Triển lãm trưng bày giới thiệu gần 100 tác phẩm của đoàn “Caravan – Hội họa xuyên Việt” sáng tác tại Đắk Lắk và một số tác phẩm của các tác giả thuộc Chi hội Mỹ thuật Đắk Lắk (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh).

Đại biểu thưởng thức tranh tại triển lãm.

“Caravan - Hội họa xuyên Việt” là một trại sáng tác tranh trực họa trên đường đi qua nhiều địa phương nhằm thể hiện vẻ đẹp của các vùng miền đất nước qua cặp mắt sáng tạo của các họa sĩ. Đây là chuyến hội họa xuyên Việt lần đầu được tổ chức dưới sự hợp tác của Hội Mỹ thuật Việt Nam Văn phòng miền Nam và Vietnam Art Space.

Trại sáng tác tranh trực họa gồm 20 họa sĩ khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đến điểm cuối là Đà Nẵng và trở về TP. Hồ Chí Minh, qua các chặng dừng: TP. Hồ Chí Minh - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Kon Tum, Kon Tum - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Ninh Chữ, Ninh Chữ - TP. Hồ Chí Minh.

Tại Đắk Lắk, các hoạ sĩ đã đi thực tế sáng tác 3 ngày tại các địa điểm như huyện Buôn Đôn, Lắk; sáng tác khoảng gần 100 bức tranh về phong cảnh, con người, thiên nhiên nơi đây.

Các hoạ sĩ đoàn "Caravan - Hội họa xuyên Việt" giao lưu cùng nghệ sĩ tỉnh Đắk Lắk.

"Caravan - Hội họa xuyên Việt" tạo cơ hội kết nối, giao lưu, trưng bày với các họa sĩ nơi đoàn đi qua, có thêm điều kiện trao đổi, học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Hành trình này sẽ bao gồm 3 cuộc triển lãm tranh trực họa của đoàn tại 3 chặng dừng: Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và một triển lãm tổng kết các tác phẩm xuyên suốt hành trình tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 9/2022.

Đức Văn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.