Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Lễ hội văn hoá truyền thống tại Buôn Đôn

08:28, 12/03/2023

Tối 11/3, tại xã Krông Na, UBND huyện Buôn Đôn đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hoá truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2023 nhằm chào mừng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lầ thứ 8, chào mừng kỷ niệm 48 Chiến thắng Buôn Ma Thuột và 48 năm giải phóng huyện Buôn Đôn.

Tham gia lễ hội có các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, nguyên là lãnh đạo huyện; đại diện các đơn vị, địa phương cùng hơn 1.500 cán bộ, diễn viên, nghệ nhân, thí sinh, vận động viên và nhân dân các dân tộc huyện nhà.

Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội.
Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội.

Buôn Đôn là huyện biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Toàn huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 87 thôn, buôn, trong đó có 24 buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng gắn với hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Vì vậy việc tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống là dịp để các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, đoàn kết; góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc độc đáo của dân tộc mình.

Một tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình.
Một tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình.

Tại đêm khai mạc, các đại biểu khán giả đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc do Đội tuyên truyền lưu động, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện thực hiện; diễu hành biểu dương lực lượng; lễ cúng thần linh; thắp lửa truyền thống; giao lưu cồng chiêng, múa xoang,...

Giao lưu văn hoá cồng chiêng.
Giao lưu văn hoá cồng chiêng tại lễ khai mạc.

Được biết, Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm nay sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 13/3 với các hoạt động như thi trại đẹp; tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên; dệt thổ cẩm; đan lát; chế tác nhạc cụ dân tộc; các hoạt động giã gạo, ném còn, bắn nỏ, thi ẩm thực…

Đêm lửa trại thu hút đông đảo người dân cùng tham gia.
Đêm lửa trại thu hút đông đảo người dân cùng tham gia.

Đây cũng là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Buôn Đôn tới người dân, du khách, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Quỳnh Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.