Multimedia Đọc Báo in

Bế giảng lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling

14:26, 06/12/2023

Chiều ngày 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND xã Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) tổ chức Bế giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy, dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (Lớp truyền dạy).

Học viên của Lớp hướng dẫn, truyền dạy, dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling.

Lớp truyền dạy có 15 học viên, là thành viên Câu lạc bộ dệt thổ cẩm truyền thống của người Êđê buôn Drai Hling. Trong thời gian hơn 1 tháng, các học viên đã được nghệ nhân truyền dạy một cách tận tình, trách nhiệm. Các học viên có ý thức học tập, tiếp thu nhanh và có tính tự giác. Đến nay tất cả học viên đều có thể dệt và may cơ bản, một số học viên xuất sắc có thể sáng tạo sản xuất ra túi xách, quần áo thời trang, phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Học viên giới thiệu sản phẩm đồ truyền thống sau thời gian được hướng dẫn, truyền dạy.

Thông qua Lớp truyền dạy đã góp phần gìn giữ và phát triển nghề dệt truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em phụ nữ; đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Êđê, làm phong phú thêm các sản phẩm phục vụ cho du lịch của địa phương.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo xã Hòa Xuân trao giấy chứng nhận cho học viên.

Được biết, lớp truyền dạy thuộc Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiếu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Các học viên xuất sắc Lớp truyền dạy nhận Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 

Tại Lễ bế giảng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận cho 15 học viên đã hoàn thành lớp học và tặng Giấy khen cho 6 học viên có thành tích xuất sắc. 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.