Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023

10:01, 13/12/2023

Tối 12/12, tại thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 chính thức khai mạc.

Tham dự có các đồng chí: Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT; Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cùng các Bộ, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu lúa gạo trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (bên phải) và Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cùng tham dự Lễ Khai mạc.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (bên phải) và Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cùng tham dự Lễ khai mạc.

Tại lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt”. Nhiều bài hát kết hợp với tiết mục múa đã tái hiện và quảng bá, giới thiệu sâu đậm về sự phát triển của ngành hàng lúa gạo Việt Nam từ lúc khó khăn đến sự phát triển và hiện đã vươn tầm thế giới; đặc biệt là quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, con người trồng lúa Việt Nam ham tìm tòi, học học, sáng tạo và ngày càng ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa để góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo, từ đó đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện tại, hạt gạo Việt Nam đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (bìa phải hàng đầu), cùng các đại biểu Trung ương tham dự Lễ Khai mạc Festival lúa gạo tại Hậu Giang.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (bìa phải hàng đầu), cùng các đại biểu Trung ương tham dự lễ khai mạc Festival lúa gạo tại Hậu Giang.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Giờ đây, cây lúa Việt Nam đã mở ra “đường lớn” khi đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về sản lượng và cả chất lượng. Gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới. Thành tựu này ghi nhận sự đóng góp miệt mài, cần mẫn của bao người gắn bó với cây lúa quê hương, từ người nông dân, hợp tác xã trực tiếp sản xuất, các chuyên gia, nhà khoa học, các thương lái xuôi ngược khắp nơi đến cộng đồng doanh nghiệp…, cùng hàng loạt cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đánh thức tiềm lực của ngành hàng lúa gạo. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ Khai mạc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại lễ khai mạc.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN - PTNT, với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng từ nhiều khâu nên Festival lúa gạo mang tầm quốc tế lần này được Việt Nam tổ chức lần đầu tiên tại tỉnh Hậu Giang sẽ mang đến nhiều điều mới mẽ, hấp dẫn như kỳ vọng và đạt được những mục tiêu trong tâm mà Festival đã đề ra. 

Chương trình Khai mạc mãn nhãn, nhiều dấu ấn.
Chương trình khai mạc mãn nhãn, nhiều dấu ấn.

Thay mặt Ban chỉ đạo Festival, Bộ trưởng nhiệt liệt chào mừng quý lãnh đạo, doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo trong nước, cùng quý khách quốc tế và bà con nhân dân đến với Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, đến với Hậu Giang - “Điểm hẹn bảy ngã sông”, điểm hẹn của tinh thần giao thương, hội nhập và mến khách.

Phó Thủ tướng
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan gian hàng sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Anh Đức

Phát biểu từ điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 nhằm quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam thân thiện, cần cù, mến khách và quảng bá nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm nay của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước đầu tiên xây dựng Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân…

Theo Báo Hậu Giang

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.