Multimedia Đọc Báo in

“Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” của tỉnh Đắk Lắk được công nhận bảo vật quốc gia

20:26, 18/01/2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18/1/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023).

Theo quyết định này, toàn quốc có 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai”, niên đại 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh được công nhận là bảo vật quốc gia lần này.

Được biết, "Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai" gồm 250 hiện vật, trong đó có 200 mũi khoan hoàn chỉnh và 50 phác vật mũi khoan, được Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật trong 2 năm (2021 - 2022) tại Di chỉ khảo cổ học Thác Hai (thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp).

Hiện vật khai quật được tại di chỉ Thác Hai. Ảnh: Mai Sao
Hiện vật khai quật được tại di chỉ Thác Hai. Ảnh: Mai Sao

Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được phát hiện đầu năm 2020, khai quật lần thứ nhất vào tháng 3 đến tháng 4/2021; lần thứ hai từ tháng 11/2021 - 5/2022. Tại các đợt khai quật đã xác định được tầng văn hóa dày khoảng 2 mét, bên trong chứa các di tích như mộ táng, hố đất đen cùng nhiều di vật như: bàn mài, rìu, bôn, bàn đập vỏ cây bằng đá.

Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận đợt này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.