Multimedia Đọc Báo in

Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

17:46, 31/10/2024

Theo Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch (VHTTDL) phê duyệt ngày 30/10, việc đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng được chú trọng ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với quan điểm phát triển du lịch cộng đồng bền vững, Đề án nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, đặc trưng của mỗi địa phương, đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Du khách tham quan, trải nghiệm tại buôn du lịch cộng đồng Ako Dhong, TP. Buôn Ma Thuột.
Du khách tham quan, trải nghiệm tại buôn du lịch cộng đồng Ako Dhong, TP. Buôn Ma Thuột.

Mục tiêu chung của Đề án là cơ bản định vị được thương hiệu du lịch cộng đồng tại Việt Nam, gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người. Qua đó, hình thành đặc trưng của mỗi địa phương, vùng miền; hình thành cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa; đưa du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy, đáp ứng các yêu cầu về môi trường, thiết chế văn hóa, chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch. Xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030, cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các trung tâm du lịch lớn, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông.

Tại Đắk Lắk hiện đã có 4 buôn được đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng: buôn Ako Dhong, buôn Tơng Jǔ (TP. Buôn Ma Thuột); buôn Kuốp (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) và buôn Trí (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), dần hình thành các cụm sản phẩm, tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Thanh Hường

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.