Multimedia Đọc Báo in

Bản “giao hưởng” đa sắc màu văn hóa các dân tộc Đắk Lắk

20:27, 01/11/2024

Được thiên nhiên ưu đãi, cao nguyên Đắk Lắk đã "níu chân" 49 dân tộc và cư dân của 63 tỉnh, thành phố cùng sinh sống, là một điểm đến đáng chú ý cho những ai muốn khám phá bức tranh đa dạng văn hóa dân tộc. Đây là "vốn quý" nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương.

1

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống nhất cả nước, nên Đắk Lắk có nhiều lễ hội truyền thống, nghi lễ dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ, nét đẹp trong trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số… được lưu truyền, gìn giữ. 

 

1
Toàn tỉnh hiện có 74 lễ hội (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), gồm: 6 lễ hội văn hóa, 41 lễ hội dân gian, 21 lễ hội truyền thống, 3 lễ hội cổ truyền, 1 lễ hội ngành nghề và 2 lễ hội du nhập nước ngoài. 

 

1
Đắk Lắk được biết đến là nơi lưu giữ, bảo tồn, phát triển văn hóa của các dân tộc Êđê, M'nông, Ja Rai với những lễ hội truyền thống; trong đó có “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

 

x
Các lễ hội, nghi lễ của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh được duy trì tổ chức thường xuyên cũng là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc thù, có sức thu hút lớn đối với du khách. (Trong ảnh: Nghi lễ cầu mưa của đồng bào Ê đê, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông). 

 

Đắk Lắk vẫn còn tồn tại chế độ mẫu hệ, biểu hiện ở tập tục cưới chồng, đón rể, ở rể và con cái theo họ mẹ, đây là một trong những nét văn hóa cực kỳ ấn tượng. 
Văn hóa truyền thống của người Ê đê mang đậm tính mẫu hệ, biểu hiện ở tập tục cưới chồng, đón rể, ở rể và con cái theo họ mẹ, đây là một trong những nét văn hóa cực kỳ ấn tượng. (Trong ảnh: Phục dựng nghi lễ rước rể của đồng bào Ê đê,TP. Buôn Ma Thuột).

 

Số đông trên địa bàn tỉnh là người Kinh, đến từ khắp mọi miền đất nước, họ mang theo nhiều nét văn hóa đặc trưng đều là những tinh hoa văn hóa, chất chứa tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống bình yên của những con người miền núi rừng chất phác, giản đơn mà phóng khoáng. Ảnh: Hữu Hùng.

Ngoài các dân tộc thiểu số, người Kinh sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Đắk Lắk đến từ khắp mọi miền đất nước. Đến với "quê hương thứ hai" họ mang theo nhiều nét văn hóa đặc trưng đều là những tinh hoa văn hóa, chất chứa tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống bình yên, no ấm. 

 

1
Theo chân những cư dân Quảng Nam kiên trung vào lập nghiệp tại huyện Krông Ana nhiều năm về trước, Giải đua thuyền nam truyền thống huyện Krông Ana được người dân gốc Quảng gìn giữ, duy trì hằng năm, với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, hạnh phúc. 

 

Khi đến sinh sống ở Đắk Lắk, các dân tộc thiểu số phía Bắc mang theo nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, làm giàu thêm đời sống tinh thần trên quê hương mới. Ảnh: Hữu Hùng
Khi đến sinh sống ở Đắk Lắk, các dân tộc thiểu số phía Bắc mang theo nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, làm giàu thêm đời sống tinh thần trên quê hương mới. (Trong ảnh: Đội chiêng Mường xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột). 

 

1
Phụ nữ Mường (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) với điệu múa sạp trong lễ Hạ nêu. 

 

Hội chọi bò của đồng bào Mông xã Cư Pui, huyện Krông Bông. Ảnh: Hữu Hùng.
Chọi bò tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông (xã Cư Pui, huyện Krông Bông).

 

1
Thiếu nữa Tày (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) với nhạc cụ truyền thống độc đáo của dân tộc mình - đàn Tính. 
Nghệ nhân Mông ở xã Cư Pui (huyện Krông Bông) biểu diễn múa gậy sinh tiền.
Nghệ nhân H'Mông ở xã Cư Pui (huyện Krông Bông) biểu diễn gậy sinh tiền.
 
Nơi đây còn là vùng đất của những lễ hội đặc trưng được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả… Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận là lễ hội cấp quốc gia được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Ảnh: Hữu Hùng
Cao nguyên Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội đặc trưng được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả… Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia được tổ chức định kỳ 2 năm/lần. 

 

Ở huyện biên giới Buôn Đôn còn có tộc người Lào sống cộng cư với người Êđê, M’nông, Ja Rai… Vào những ngày lễ hội, nét đẹp truyền thống của người Lào đã góp phần làm đa dạng thêm văn hóa truyền thống văn hóa của dân dân tộc Việt trên mảnh đất Đắk Lắk. Ảnh: Hữu Hùng
Ở huyện biên giới Buôn Đôn còn có tộc người Lào sống cộng cư với người Êđê, M’nông, Ja Rai… đã góp phần làm đa dạng thêm văn hóa truyền thống của dân dân tộc Việt trên mảnh đất Đắk Lắk. 

 

1
Các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được các thế hệ gìn giữ tiếp nối, trao truyền. 

Thế Hùng - Hữu Hùng (thực hiện)


Ý kiến bạn đọc