Multimedia Đọc Báo in

1 nông dân huyện Buôn Đôn được vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021”

15:55, 03/12/2021

Trong số 63 cá nhân được được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021", tỉnh Đắk Lắk có 1 nông dân. Đó là ông Phạm Ngọc Thân (SN 1968) ở xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn. 

Ông Phạm Ngọc Thân hiện có 1 trang trại trồng cà phê, hồ tiêu, điều thu về lợi nhuận trên 450 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn nuôi yến, xây dựng thương hiệu Yến sào Hoàng Thân; mở cửa hàng mua bán xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Không chỉ tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ với mức thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng, ông Thân còn hỗ trợ gia đình khó khăn trên địa bàn mua phân bón trả chậm; hiến 200 m2 đất và góp 25 triệu đồng xây dựng các công trình nông thôn mới tại địa phương; thường xuyên tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Với những đóng góp của mình, ông Phạm Ngọc Thân đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021” ở hạng mục “Phát minh, chuyển đổi số, nông thôn mới, an ninh Tổ quốc”.   

Ông Phạm Ngọc Thân
Ông Phạm Ngọc Thân được vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021" (ảnh chụp màn hình).

Vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc" là 1 trong chuỗi 10 hoạt động của chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, được khởi nguồn từ năm 2013 đến nay. Các nông dân xuất sắc năm 2021 được lựa chọn từ 146 hồ sơ đề cử gương mặt nhà nông tiêu biểu từ 63 Hội Nông dân tỉnh, thành phố. Việc tôn vinh góp phần lan tỏa tinh thần cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó của nông dân Việt, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc cũng như góp phần xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh trong thời gian tới.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.