Multimedia Đọc Báo in

Công đoàn cơ sở BIDV Đắk Lắk tài trợ trồng 4.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh

16:23, 24/01/2022

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk (BIDV Đắk Lắk) đã tổ chức trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

Từ tháng 9/2021 đến nay, các công đoàn cơ sở BIDV trên địa bàn tỉnh đã triển khai trồng được 4.000 cây xanh phân tán ở 10 huyện, thành phố, trong đó Công đoàn BIDV tài trợ 3.000 cây và huy động cán bộ, nhân viên đóng góp 1.000 cây, với tổng kinh phí 400 triệu đồng.

Đại diện Ngân hàng BIDV Đắk Lắk (bìa trái) bàn giao cây xanh cho TP. Buôn Ma Thuột quản lý, chăm sóc.
Đại diện BIDV Đắk Lắk (bìa trái) bàn giao cây xanh cho TP. Buôn Ma Thuột quản lý, chăm sóc.

Cụ thể: TP. Buôn Ma Thuột trồng 1.000 cây; huyện: Cư M’gar 900 cây; Ea Kar và M’Drắk 600 cây; Cư Kuin, Lắk, Krông Ana 600 cây; thị xã Buôn Hồ, Ea H’leo, Krông Năng 900 cây. Cây trồng chủ yếu là cây sao đen, trồng ở các hoa viên, đường phố, trục đường giao thông, khu sinh thái… tại các địa phương đơn vị đứng chân để thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc.

Công đoàn cơ sở BIDV Đắk Lắk đã hoàn thành kế hoạch trồng 4.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh.
Công đoàn cơ sở BIDV Đắk Lắk đã hoàn thành kế hoạch trồng 4.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh.

Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa của tập thể cán bộ, nhân viên BIDV Đắk Lắk góp phần bảo vệ hệ sinh thái, cải thiện cảnh quan môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đồng thời, góp sức hoàn thiện Chương trình “1 triệu cây xanh – cho cuộc sống xanh” với mục tiêu định vị Ngân hàng xanh – phát triển bền vững của BIDV. Thời gian tới, BIDV sẽ tiếp tục đồng hành cùng địa phương thực hiện hiệu quả kế hoạch trồng cây xanh giai đoạn 2021 – 2025.

Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.