Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trở lại từ các tỉnh, thành phố phía Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 

17:24, 22/01/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/1/2022 về việc triển khai Phương án hỗ trợ đào tạo nghề, đưa người lao động trở lại nơi làm việc cũ, giải quyết việc làm cho những lao động của tỉnh Đắk Lắk trở lại từ các tỉnh, thành phố phía Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Mục tiêu Kế hoạch là 100% số lao động tỉnh Đắk Lắk trở về từ vùng dịch trong độ tuổi lao động có nhu cầu hỗ trợ học nghề, tìm việc làm tại tỉnh, tự tạo việc làm tại tỉnh, tự tạo việc làm hoặc trở về nơi làm việc cũ (hơn 40.000 người) được tiếp cận có hiệu quả với các chương trình, nội dung hỗ trợ.

Yêu cầu hỗ trợ kịp thời cho người lao trong độ tuổi lao động cư trú hợp pháp tại tỉnh Đắk Lắk đi làm việc ở ngoài tỉnh nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 phải trở về với địa phương có nhu cầu tìm việc làm, tự tạo việc làm, đi đào tạo lại, nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp.

Hỗ trợ lao động tại các tỉnh, thành phía Nam trở về Đắk Lắk trong đợt dịch COVID-19 thứ 4 (ảnh minh họa)
Hỗ trợ lao động tại các tỉnh, thành phía Nam trở về Đắk Lắk trong đợt dịch COVID-19 thứ 4 (ảnh minh họa).

Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 248 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay giải quyết việc làm, phát triển sản xuất khoảng 199,3 tỷ đồng (hỗ trợ 3.986 người với mức 50 triệu đồng/lao động); hỗ trợ đào tạo nghề khoảng 11 tỷ đồng (đào tạo nghề phi nông nghiệp với mức 6.540.000 đồng/khóa học/người, đào tạo nghề nông nghiệp với mức 3.820.000 đồng/khóa học/người); kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 37,84 tỷ đồng (hỗ trợ kinh phí ban đầu và hỗ trợ vay vốn). Thời gian thực hiện tháng 1/2022 đến hết năm 2023.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(Video) TP. Buôn Ma Thuột tiên phong trong cải cách hành chính
TP. Buôn Ma Thuột đang đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, hướng tới xây dựng chính quyền số. Người dân cũng đã thay đổi, sẵn sàng đón nhận, trải nghiệm những công nghệ, dịch vụ mới và dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.