Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030

16:29, 06/01/2022

UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 13078/KH-UBND ngày 31/12/2021 triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tiếp tục xây dựng xã hội học tập bảo đảm đến năm 2030 người dân được bình đẳng trong tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo; góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước.

Lộ trình cụ thể là năm 2025 có 80% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (năm 2030 là 93,33%); 73,33% số huyện, thị xã, thành phố phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (năm 2030 đạt 100%) và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 (năm 2030 là trên 93,33%); 55% người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 2030 là 70%); 60% số cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học trên môi trường số (năm 2030 là 80%); 75% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục (năm 2030 là 90%)...

Học sinh Trường Mầm non Hoa Ban (xã Cư K’bang) trong giờ học (hình minh họa).
Học sinh Trường Mầm non Hoa Ban, xã Cư K’bang (huyện Ea Súp) trong giờ học. (Ảnh minh họa).

Giải pháp thực hiện mục tiêu trên là: đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng xã hội học tập trong các cơ sở giáo dục thường xuyên; tổ chức có hiệu quả các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo dục và xóa mù chữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập suốt đời…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.