Multimedia Đọc Báo in

Thu nhập khá từ nghề làm thiệp gia công

06:47, 12/04/2022

Năm 2019, trong thời gian làm công nhân tại TP. Hồ Chí Minh, chị Đàm Thị Lệ (trú thôn 9, xã Cư Mốt, huyện Ea H'leo) học được nghề làm thiệp.

Dịch COVID-19 đến khiến đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Sau nhiều trăn trở, chị Lệ bàn với chồng quyết định trở về quê hương ở xã Cư Mốt sinh sống bằng nghề làm thiệp gia công cho các công ty. Những ngày đầu, do tay nghề chưa thạo, trung bình mỗi ngày chị Lệ làm được 5 - 7 sản phẩm, một số sản phẩm gặp lỗi bị công ty trả lại. Không chịu đầu hàng trước khó khăn, thất bại, chị Lệ tích cực học hỏi thêm, rèn luyện để tay nghề vững vàng hơn.

Những mẫu thiệp đẹp mắt được chị Lệ gia công.

Hiện nay, mỗi ngày chị làm được 30 sản phẩm thiệp với nhiều mẫu mã đa dạng, chủ yếu là thiệp chúc mừng các dịp lễ như: sinh nhật, giáng sinh, đám cưới, năm mới. Mỗi sản phẩm, sau khi đã trừ hết chi phí chị Lệ lãi 10.000 đồng, mỗi tháng chị có thu nhập 9 triệu đồng. Theo chị Lệ, để tạo ra một chiếc thiệp đạt yêu cầu phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm cần khéo léo, tỉ mỉ. Mỗi tháng chị sẽ nhận nguyên liệu, phôi thiệp do công ty cung cấp, sau đó sử dụng máy để cuốn và tạo hình theo nhiều mẫu khác nhau như con vật, hoa, lá...

Chị Lệ (bên trái) giới thiệu các mẫu thiệp với cán bộ Hội LHPN xã Cư Mốt.

Nghề làm thiệp gia công rất phù hợp với phụ nữ, đặc biệt với những chị em không thể lao động nặng, có thể tận dụng mọi thời gian nhàn rỗi trong ngày để làm việc. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu, phôi và việc bao tiêu sản phẩm đều do doanh nghiệp cung cấp, người làm chỉ cần bỏ công, với những người mới vào nghề bình quân mỗi tháng có thể có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng. Thời gian qua, chị Lệ đã trực tiếp kết nối, giới thiệu việc làm, đồng thời hỗ trợ 5 hội viên phụ nữ địa phương về kỹ thuật, cách làm thiệp gia công.

Nguyễn Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.