Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin: Người dân tự nguyện tháo dỡ công trình xây dựng trái phép dọc Quốc lộ 27

17:42, 19/05/2022

UBND huyện Cư Kuin cho biết, sáng 19/5, đã có một hộ dân tự giác tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích trên đất nông nghiệp do Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Thắng quản lý (dọc Quốc lộ 27, thuộc thôn 13, xã Ea Tiêu).

Hộ gia đình nói trên hiện đang sở hữu 2 công trình xây dựng có diện tích 79,8 m2 (xây dựng năm 2016) và 35 m2 (xây dựng năm 2020) tại thôn 13, xã Ea Tiêu và thuộc 5 trường hợp liên quan đến cán bộ, đảng viên xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích trên đất nông nghiệp tại địa bàn.

Trước đó, ngày 11/5/2022, UBND huyện Cư Kuin đã ban hành phương án chi tiết cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 58 trường hợp, với 64 công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích trên đất nông nghiệp do Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Thắng quản lý (dọc Quốc lộ 27, thuộc thôn 8 và thôn 13, xã Ea Tiêu). 

Theo đó, việc tổ chức cưỡng chế chia làm 3 đợt trong thời gian từ ngày 27 đến ngày 31/5/2022. Trong số 58 hộ vi phạm có 5 trường hợp liên quan đến cán bộ, đảng viên, vì vậy sẽ thực hiện cưỡng chế trước (đợt 1) đối với 5 hộ này để nêu gương nếu không tự giác tháo dỡ. 

th
Người dân huyện Cư Kuin tự giác tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích trên đất nông nghiệp 

Có thể khẳng định, đây là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cũng như cảnh báo sự kiên quyết xử lý, cưỡng chế các công trình vi phạm để người dân tự giác dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép.

Hiện tại, huyện Cư Kuin vẫn đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân tại khu vực nói trên tự giác tháo dỡ công trình xây dựng trái phép nhằm lập lại kỷ cương trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.