Multimedia Đọc Báo in

Sau phản ánh của Báo Đắk Lắk, bãi rác trên đường Mai Thị Lựu đã được dọn dẹp

10:47, 13/05/2022

Ông Nguyễn Đức Tưởng, Chủ tịch UBND phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột) cho biết, sau khi ghi nhận phản ánh trên Báo Đắk Lắk về tình trạng rác thải tập kết trên đường Mai Thị Lựu (thuộc buôn M’Duk, phường Ea Tam), bãi rác này đã được thu gom, xử lý.

Theo đó, địa phương đã có ý kiến với UBND TP. Buôn Ma Thuột để có hướng xử lý. Sau đó thành phố đã đề nghị Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk tiến hành thu gom, xử lý khối lượng rác tập kết trên đoạn đường này.

Hẻm Mai Thị Lựu (phường Ea Tam) chất đầy rác thải, xà bần tại thời điểm phóng viên Báo Đắk Lắk ghi hình, lấy thông tin. (Ảnh chụp vào ngày 12/4/2022)
Hẻm Mai Thị Lựu (phường Ea Tam) chất đầy rác thải, xà bần tại thời điểm phóng viên Báo Đắk Lắk ghi hình, lấy thông tin. (Ảnh chụp vào ngày 12/4/2022)

Về lâu dài, địa phương giao Ban tự quản buôn M’Duk và lực lượng trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng đổ rác tùy tiện của tổ chức, cá nhân trên tuyến đường này. Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời báo cáo với UBND phường để có biện pháp xử lý. Đồng thời, đề nghị các tổ dân phố, ban tự quản buôn trên địa bàn tăng cường tuyên truyền về việc đổ rác đúng nơi quy định đối với người dân tại địa bàn.

Sau khi Báo Đắk Lắk phản ánh, bãi rác tại hẻm Mai Thị Lựu đã được thu gom, xử lý.
Sau khi Báo Đắk Lắk phản ánh, bãi rác tại hẻm Mai Thị Lựu đã được thu gom, xử lý.

Trước đó, Báo Đắk Lắk đã đăng bài viết Đường giao thông “biến” thành bãi rác” phản ánh tình trạng đổ rác bừa bãi trên hẻm Mai Thị Lựu đoạn quan buôn M’Duk gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, đời sống của người dân khu vực này.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.