Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đưa lao động đi làm việc tại tỉnh Bình Phước

11:32, 09/07/2022

Sáng 9/7, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (thuộc Sở LĐ - TBXH) tổ chức đưa 11 lao động đi làm việc tại tỉnh Bình Phước. Đây là lần đầu tiên, Trung tâm tổ chức đưa lao động đến tận doanh nghiệp ngoài tỉnh làm việc.

Những lao động này ở buôn Yang Reh (xã Yang Reh, huyện Krông Bông) được Công ty Cổ phần Kim Tín MDF chuyên sản xuất vật liệu hàn, kim loại màu, ván MDF (tỉnh Bình Phước) tuyển dụng vào làm việc.

Thay vì các lao động tự đi đến Công ty Cổ phần Kim Tín MDF và được công ty hỗ trợ tiền xe, thì lần này Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức đưa lao động đến tận công ty để làm việc, nhằm khắc phục tình trạng bị "cò" lao động "bán" sang công ty khác. 

Ảnh: Nguyễn Thắng
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cùng các lao động trước khi lên đường đến tỉnh Bình Phước làm việc. Ảnh: Nguyễn Thắng

Ông Lê Hải Lý, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã kết nối với Phòng LĐ-TBXH các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tư vấn, giới thiệu hàng trăm lao động đi làm việc tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh. 

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số công ty, doanh nghiệp tuyển dụng, khi người lao động tự đi đến công ty đã có trường hợp bị các "cò" lao động ở khu nhà trọ, thậm chí ở ngay trước doanh nghiệp - nơi lao động đến làm việc "lừa" bán sáng công ty khác làm việc.

Việc ''hớt tay trên'' dẫn đến người lao động chịu nhiều thiệt thòi mà các đơn vị tư vấn, tuyển dụng lao động cũng bị ảnh hưởng uy tín.  Do vậy, lần này Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh quyết định tổ chức đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh đến tận công ty trúng tuyển ,nhằm khắc phục tình trạng trên.  

Dự kiến trong tháng 8/2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tiếp tục tổ chức đưa người lao động của buôn Yang Reh (xã Yang Reh) đi làm việc tại một số công ty ngoài tỉnh.

Hoàng Lê

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.