Multimedia Đọc Báo in

Quan tâm đầu tư nguồn lực cho phát triển văn học, nghệ thuật

14:35, 25/04/2023

Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới. 

Dự hội nghị có Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Miền Trung – Tây Nguyên Hà Phước Thiều; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy H’Lim Niê; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị hữu quan trong tỉnh. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội ngày càng được nâng cao.

Hoạt động VHNT ngày càng được quan tâm đầu tư, có bước phát triển mới. Hiện Hội có 217 hội viên thuộc các lĩnh vực: Văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian, kiến trúc. Số lượng hội viên, chi hội ngày càng tăng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển các loại hình văn hoá, nghệ thuật của tỉnh nhà.

Đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vững được bản lĩnh chính trị trong hoạt động sáng tạo, đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị phản ánh về đời sống, lao động của nhân dân; đa dạng hoạt động phổ biến, tuyên truyền, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, định hướng tư tưởng, thẩm mỹ trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại Hội nghị.

Ngành văn hóa đã phối hợp thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa truyền thống; triển khai các hoạt động bảo tồn phát huy di sản văn hóa, nhất là di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo các nghị quyết của tỉnh đã ban hành. 

Công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật được chú trọng; hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng; công tác xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật được đẩy mạnh.

Hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về văn học, nghệ thuật được tăng cường.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW cũng còn những mặt hạn chế trong phối hợp triển khai, kiểm tra, giám sát; số lượng tác giả thật sự tiêu biểu ở từng lĩnh vực còn ít, tác phẩm đạt chất lượng cao và tác phẩm lớn chưa nhiều; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xây dựng được đội ngũ sáng tác, nhất là tác giả trẻ, tác giả là người dân tộc thiểu số trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực VHNT hiệu quả chưa cao…

Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Miền Trung – Tây Nguyên Hà Phước Thiều phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Dự hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những thuận lợi, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện Nghị quyết 23, đề xuất những giải pháp khắc phục, trong đó nhấn mạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp uỷ, chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới. Sự quan tâm đó  được cụ thể hóa qua sự đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn học, nghệ thuật; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý VHNT...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Miền Trung – Tây Nguyên Hà Phước Thiều ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Đắk Lắk trong 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định sự phát triển của Đắk Lắk trong những năm qua có sự đóng góp của lĩnh vực VHNT, nhất là trong việc quảng bá hình ảnh đẹp về thiên nhiên, con người nơi đây. Đồng chí đề nghị thời gian tới tiếp tục quán triệt để cấp ủy và chính quyền các cấp nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của văn hóa nói chung và VHNT nói riêng đối với sự phát triển của đất nước, bởi khi hiểu thật sâu sắc vai trò của văn hóa, văn nghệ, sẽ có sự quan tâm đầu tư nguồn lực thích đáng cho phát triển lĩnh vực này.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn cùng các đại biểu tham quan khu vực trưng bày các ấn phẩm Báo Đắk Lắk tại Hội nghị.

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 23-NQ/TW, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương về xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, trước mắt là tiếp tục thực hiện có hiệu quả: Nghị quyết số 23-NQ/TW,  ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị, Chương trình số 23-CTr/TU, ngày 14/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. 

 Các tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác xây dựng và phát triển VHNT, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn các lĩnh vực VHNT; tăng mức đầu tư cho VHNT; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hóa, VHNT; sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ đáp ứng yêu cầu tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền VHNT của tỉnh trong tình hình mới. 

Củng cố, đổi mới hoạt động của Hội VHNT tỉnh; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận, phê bình VHNT; quan tâm đến công tác đào tạo tài năng trẻ và phát triển chi hội, chuyên ngành, hội viên tại các địa phương; bồi dưỡng các nhân tố là người đồng bào các dân tộc thiểu số có năng khiếu tham gia hoạt động VHNT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với hợp tác, giao lưu văn hóa quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực và cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa, nghệ thuật.

Xây dựng đề án và cơ chế bảo tồn, truyền bá các loại hình VHNT cổ truyền; có chính sách đặc biệt hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết và VHNT các dân tộc thiểu số…

Đội chiêng nữ huyện Krông Ana biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk lần thứ II, năm 2022.

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho 12 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị. 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.