Multimedia Đọc Báo in

Hội Làng mới tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tặng quà một số trường học ở huyện Krông Năng

16:10, 21/07/2023

Sáng 21/7, Quỹ Bảo trợ trẻ em Đắk Lắk phối hợp với Hội Làng mới tỉnh Jeonbuk (Hàn Quốc) và chính quyền huyện Krông Năng tổ chức Chương trình trao quà tặng cho một số trường học trên địa bàn huyện.

Hội Làng mới tỉnh Jeonbuk đã tài trợ, tặng 80 xe đạp (trị giá 1,670 triệu đồng/xe), 5.000 tập vở (trị giá 6.000đ/quyển) và các phần quà (áo lạnh, túi xách) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS Y Jút (xã Ea Hồ).

Ông Vũ Văn Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Krông Năng tặng hoa và quà cảm ơn đại diện Hội Làng mới tỉnh Jeollabuk.

Buổi chiều cùng ngày, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Hội Làng mới tỉnh Jeonbuk và UBND xã Đliê Ya tổ chức Lễ khánh thành công trình sửa chữa, nâng cấp nhà bếp Trường Mẫu giáo Hoa Ban Trắng (xã Đliê Ya).

Công trình có kinh phí thực hiện 150 triệu đồng do Hội Làng mới tỉnh Jeonbuk tài trợ mang ý nghĩa, thiết thực đối với học sinh, tạo điều kiện cho các em có bữa ăn hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Các em học sinh Trường THCS Y Jút (xã Ea Hồ) nhận xe đạp và vở do Hội Làng mới tỉnh Jeonbuk tặng.

Tổng kinh phí thực hiện 2 chương trình tại huyện Krông Năng do Hội Làng mới tỉnh Jeonbuk tài trợ là hơn 400 triệu đồng. Các hoạt động ý nghĩa trên không chỉ ý giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện cố gắng vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội trong việc chung tay, chăm sóc bảo vệ trẻ em. 

Các đại biểu tại Lễ khánh thành công trình sửa chữa, nâng cấp nhà bếp Trường Mẫu giáo Hoa Ban Trắng.

Được biết, năm 2021 Hội làng mới tỉnh Jeonbuk cũng đã tài trợ xây mới 1 phòng học, sửa chữa sân chơi cho Trường Mầm non Sơn Ca (xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp).

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.