Multimedia Đọc Báo in

Giao lưu Cán bộ Nữ công ngành Y tế

15:19, 17/10/2023

Sáng  17/10, Công đoàn ngành Y tế đã tổ chức chương trình giao lưu Cán bộ Nữ công ngành Y tế “Tự tin – Năng động – Sáng tạo” nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023) và Chào mừng Đại hội XI Công đoàn tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2023 -2028.

Tham dự buổi giao lưu có gần 200 chị em nữ cán bộ, công chức, viên chức Sở Y tế và nữ chủ tịch các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.

a
Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Nguyễn Trung Thành tặng hoa chúc mừng Ban nữ công.

Tại buổi giao lưu, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; đồng thời, đặt mục tiêu tiếp tục phấn đấu, làm tốt vai trò giỏi việc nước, đảm việc nhà, khắc phục những mặt hạn chế, khó khăn để ngày càng tiến bộ.

Trong những năm qua, nữ cán bộ công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ) ngành Y tế dù công tác ở vị trí nào cũng không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được phân công với phương châm “Lương y như từ mẫu” và luôn “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Nhiều cán bộ nữ đã tích cực học tập, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên giữ các trọng trách trong các cơ quan, đơn vị; chị em CCVCLĐ trẻ cũng không ngừng học tập, tiếp cận với công việc được giao.

a
Nữ công ngành Y tế giao lưu Team Building.

Hiện nay, Công đoàn ngành Y tế có 7.492 đoàn viên, trong đó có 5.090 nữ; tỷ lệ cán bộ nữ trong ngành tham gia lãnh đạo, quản lý chiếm tỷ lệ gần 40%, tham gia vào Ban Chấp hành CĐCS đạt tỷ lệ 51%; tỷ lệ nữ cán bộ công đoàn là chủ tịch, phó chủ tịch CĐCS 33%. Ngoài các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan đơn vị và công việc gia đình chị em còn tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội, văn hoá thể thao do công đoàn tổ chức.

Sau chương trình tọa đàm, nữ công CCVCLĐ ngành đã tham gia các hoạt động giao lưu Team Building.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.