Multimedia Đọc Báo in

Agribank Đắk Lắk tổ chức thành công Chương trình "Agribank Đắk Lắk - Tết nghĩa tình" năm 2024

18:22, 17/02/2024

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về phong trào "Tết nhân ái” năm Giáp Thìn 2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) đã tổ chức thành công Chương trình an sinh xã hội với tên gọi "Agribank Đắk Lắk - Tết nghĩa tình" năm 2024.

Chương trình đã dành hơn 2.200 suất quà, mỗi suất trị giá từ 300 đến 400 ngàn đồng, tặng các đối tượng là người nghèo, người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, những người có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh và một số hoạt động xã hội, từ thiện khác, với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Tặng quà Tết cho đồng bào buôn Par (xã Cư Prao, huyện MDrắk)
Tặng quà Tết cho đồng bào buôn Par (xã Cư Prao, huyện M'Drắk).

Có thể kể đến một số hoạt động tiêu biểu, như: thăm và chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng; thăm và tặng quà đồng bào buôn Par (xã Cư Prao, huyện M'Drắk); tặng quà Tết cho các cháu học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Cư M'gar; tặng quà Tết cho hội viên Hội Người mù tỉnh Đắk Lắk...

Ghi nhận về sự tham gia tích cực của đơn vị trong phong trào "Tết nhân ái” năm Giáp Thìn 2024,  Agribank Đắk Lắk đã được Hội Chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột vinh danh là "Đơn vị chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái".

Đại diện Agribank Đắk Lắk đón nhận Bảng vinh danh từ Hội Chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột.
Đại diện Agribank Đắk Lắk đón nhận Bảng vinh danh từ Hội Chữ thập đỏ TP. Buôn Ma Thuột.

Được biết, đây là năm thứ 10 đơn vị này tổ chức Chương trình "Agribank Đắk Lắk - Tết nghĩa tình" và đây là hoạt động đã trở thành truyền thống văn hóa của Agribank Đắk Lắk mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.