Multimedia Đọc Báo in

Vận động hơn 40.000 suất quà tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh

17:10, 05/02/2024

Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết, triển khai Phong trào “Tết nhân ái” Xuân Giáp Thìn năm 2024, tính đến ngày 5/2, các cấp hội trên địa bàn tỉnh đã vận động được 40.337 suất quà, với tổng trị giá gần 15,3 tỷ đồng tặng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vận động được 2.978 suất quà, với tổng trị giá gần 1,3 tỷ đồng; Hội Chữ thập đỏ các huyện, thị xã, thành phố vận động được 37.359 suất quà, với tổng trị giá hơn 14 tỷ đồng.

Các đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2023, những nhóm dễ bị tổn thương khác (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn,...); người không có điều kiện vui Xuân, đón Tết cùng với gia đình do hoàn cảnh neo đơn, khó khăn (người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa sống tại các trung tâm nuôi dưỡng tập trung; người vô gia cư, xóm trọ lao động, xóm trọ bệnh nhân…).

Chương trình “Tết nhân ái” năm 2024 tại huyện Krông Bông.
Chương trình “Tết nhân ái” năm 2024 tặng quà Tết cho người nghèo tại huyện Krông Bông.

Được biết, Phong trào “Tết nhân ái” Xuân Giáp Thìn năm 2024 được triển khai vận động từ 15/12/2023 đến ngày 4/2/2024. Thời gian thực hiện từ 20/1/2024 đến 4/2/2024, trong đó đợt cao điểm diễn ra từ ngày 25/1/2024 đến ngày 3/2/2024.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh đặt ra mục tiêu sẽ trao 25.000 suất quà Tết đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương. Đến nay, số quà các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh vận động được đã vượt kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, phòng trào “Tết nhân ái” năm 2024 được tổ chức đa dạng với các hoạt động tặng quà, vui Tết, chợ Tết được thiết kế bảo đảm các nguyên tắc: tôn trọng người hưởng lợi gắn với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; phát huy mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng để mọi người dân đều có cơ hội được sẻ chia, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bằng khả năng và tấm lòng của mình.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.