Multimedia Đọc Báo in

“Xuân yêu thương” tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh

11:44, 01/02/2024

Sáng 1/2, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh (Trung tâm) đã tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2023-2024 và chương trình “Xuân yêu thương” năm 2024.

Năm học 2023-2024, Trung tâm có 180 học sinh; trong đó có 83 em chuyên biệt khiếm thính, 85 em lớp mầm non bán trú cho học sinh khuyết tật trí tuệ; 12 em can thiệp sớm. Kết thúc học kỳ 1, đối với học sinh khiếm thính thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, có trên 27% học sinh hoàn thành tốt và gần 60% hoàn thành môn Tiếng Việt; 44% hoàn thành tốt và 51% hoàn thành môn Toán.

Với học sinh khuyết tật trí tuệ, tự kỷ thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành được điều chỉnh phù hợp với học sinh; các em được tăng cường thực hiện can thiệp cá nhân và đánh giá theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.

a
Học sinh tham dự lễ tổng kết và chương trình "Xuân yêu thương" năm 2024.

Trung tâm cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát nhà cung cấp thực phẩm, duy trì và đảm bảo chế độ ăn, khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng; tập huấn ngôn ngữ ký hiệu cho phụ huynh có con khiếm thính học tại Trung tâm 2 lần/tháng/năm học; tổ chức dạy nghề thủ công cho học sinh khiếm thính khối lớp 3, 4, 5 tại Trung tâm 6 tiết/tuần; hỗ trợ giáo dục hòa nhập 112 lượt ...

a
Học sinh Trường THCS -THPT Đông Du giao lưu và trao quà tặng học sinh Trung tâm nhân dịp Tết nguyên đán 2024. 

Ngoài ra, Trung tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhân các ngày lễ, Tết. Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tâm tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” cho các em.

a
Học sinh nhận học bổng từ các đơn vị tài trợ.

Trung tâm đã trao quà tặng học sinh; đồng thời, tiếp nhận các phần quà tặng và học bổng từ các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân hỗ trợ để chăm lo Tết cho các em học sinh cũng như hỗ trợ, động viên các em vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.