Multimedia Đọc Báo in

Đảm bảo 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu

23:28, 05/04/2024

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND, ngày 3/4/2024 về việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024.

Theo đó, tăng cường triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định, đảm bảo 100% người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được trợ giúp khi có yêu cầu.

a
Người khuyết tật cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt (Ảnh minh họa)

Việc thực hiện chính sách này tập trung vào các nội dung: trợ giúp pháp lý bằng các hình thức phù hợp theo yêu cầu của đối tượng, nhất là vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng mà người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, mua bán người. Cung cấp danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã và Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Đắk Lắk.

Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý và hưởng ứng “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” và “Ngày Quốc tế người khuyết tật”; Biên soạn, in ấn các loại tài liệu, tờ gấp pháp luật liên quan về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác trợ giúp pháp lý...

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.