Multimedia Đọc Báo in

Ô nhiễm môi trường từ mương thoát nước không có nắp đậy

15:35, 09/04/2024

Nhiều đoạn mương thoát nước nằm dọc các tuyến đường nội buôn M’Duk, phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột) không có nắp đậy, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Ghi nhận thực tế tại một số trục đường như Y Nuê, Tuệ Tĩnh, nhiều vị trí mương thoát nước ngập rác thải sinh hoạt, lá cây, thậm chí vật liệu xây dựng. Dù đang là cao điểm mùa khô, nhưng do không được khơi thông nên có vị trí nước thải không thoát được, ứ đọng lâu ngày, bốc mùi hôi thối; thậm chí có đoạn cây cối mọc um tùm, bưng kín hết cả mương thoát nước.

Rác thải và nước sinh hoạt ứ đọng ở mương thoát nước ở cuối hẻm 72 đường Y Nuê, phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).
Rác thải và nước sinh hoạt ứ đọng ở mương thoát nước đoạn cuối hẻm 72 đường Y Nuê, phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).

Được biết, các trục đường này thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp 4 trục đường buôn M’Duk, phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột). Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư; được thi công vào khoảng năm 2022 và hoàn thành vào đầu năm 2023. Dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó, một số trục đường có hệ thống mương thoát nước hai bên, Nhà nước chỉ hỗ trợ đổ 3 tấm bê tông, tương đương khoảng 3m theo bề rộng (nắp đậy mương), số còn lại các gia đình phải tự đổ. Thực tế, vẫn còn một số gia đình, nhất là ở các vị trí đất trống chưa có nhà ở thì hệ thống mương thoát nước này đều để trần, không có nắp đậy dẫn tới tình trạng nêu trên.

Cây cỏ mọc um tùm, bưng kín một đoạn mương thoát nước ở hẻm 72 Y Nuê, phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).
Cây cỏ mọc um tùm, bưng kín một đoạn mương thoát nước ở hẻm 72 Y Nuê, phường Ea Tam (TP. Buôn Ma Thuột).

Thiết nghĩ, chủ đầu tư cần kiểm tra và có giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như bảo vệ tuổi thọ cho công trình đường giao thông.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.