Multimedia Đọc Báo in

Cụm thi đua số 6 hỗ trợ nhân đạo đạt trên 410 tỷ đồng

14:45, 03/06/2024

Sáng 3/6, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Cụm thi đua Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (Cụm thi đua số 6) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ 6 tháng đầu năm 2024.

Tham dự hội nghị có Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh; đại diện Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) 10 tỉnh trong Cụm thi đua số 6 gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum.

h
Quang cảnh hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội CTĐ các tỉnh trong Cụm thi đua đã có nhiều nỗ lực, đổi mới phương thức vận động, triển khai có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Qua đó, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch Trung ương giao như: phong trào “Tết Nhân ái” Xuân Giáp Thìn 2024, “Tháng Nhân đạo”, hiến máu tình nguyện, xây dựng công trình nhân đạo…

Công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội được chú trọng, đến nay, toàn cụm có 1.655 cơ sở Hội với tổng số 281.509 hội viên. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các đơn vị đã chủ động vận động, phối hợp tặng 516.039 suất quà trong phong trào “Tết Nhân ái” với tổng trị giá hơn 226 tỷ đồng; thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, đã có 650 địa chỉ được cập nhật trên cổng iNhandao, kết quả trợ giúp 8.221 địa chỉ, tổng giá trị trợ giúp trên 16 tỷ đồng...

h
Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, các tỉnh Hội đã chủ động trong công tác đối ngoại, tiếp cận và vận động các nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài, dự án phi chính phủ với tổng trị giá hơn 11 tỷ đồng. Đặc biệt tổ chức tốt các chương trình, sự kiện hiến máu tình nguyện, qua đó tiếp nhận 80.157 đơn vị máu.

Tổng trị giá các hoạt động nhân đạo 6 tháng đầu năm 2024 của Cụm thi đua đạt gần 410 tỷ đồng, đã trợ giúp cho 1.232.182 lượt người nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam, gia đình chính sách, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

h
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắkh H’Yim Kđoh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa đề nghị các cấp Hội tiếp tục tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ; tập trung triển khai hiệu quả chương trình Hành trình đỏ lần thứ XII năm 2024 gắn với tuyên truyền vận động hiến tặng mô tạng cơ thể người; tập trung truyền thông, triển khai hiệu quả, nhân rộng mô hình trường học an toàn, cộng đồng an toàn, phòng tránh thiên tai, thảm hoạ…

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận, đánh giá về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm; chia sẻ các mô hình mới, cách làm hay để các đơn vị trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động; đồng thời nêu lên như những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động Hội để cùng tìm hướng tháo gỡ.

h
Đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng nêu ý kiến trao đổi tại hội nghị.

6 tháng cuối năm 2024, các cấp Hội CTĐ trong Cụm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện tốt các chương trình, hoạt động Hội; triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Ngân hàng bò – Chung sức vì các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng nông thôn mới”; thực hiện hai chương trình trọng điểm do Trung ương Hội phát động gồm: “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo khuyết tật” và “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”; phong trào “Người tốt, việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”; phối hợp cùng các đơn vị tổ chức Hội trại thanh niên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ VI; tôn vinh, khen thưởng cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong công tác hiến máu tình nguyện…

Huyền Diệu


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.