Multimedia Đọc Báo in

Cám cảnh người phụ nữ già yếu sống trong căn nhà dột nát

09:26, 11/10/2024

Năm nay đã gần 80 tuổi song bà Trương Thị Kim (dân tộc Nùng, ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) vẫn phải vất vả mưu sinh, ngày qua ngày sống trong căn nhà giống như một túp lều rộng chưa đến 15 m2, được dựng đã hơn 30 năm, nay đã xuống cấp có thể sập bất cứ lúc nào.

Các thanh gỗ mục nát, mối mọt, mưa dột, gió lùa khiến bà luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi trời mưa bão. Bà có 3 người con song 1 người đã qua đời, 2 người còn lại thì hoàn cảnh đều rất khó khăn. Người con trai duy nhất sống gần bà cũng gặp cảnh bất hạnh khi bị tai nạn lao động cách đây vài năm, mất một nửa bàn tay, không thể lao động nặng. Hằng ngày bà Kim đi nhặt ve chai và mót nông sản để trang trải cuộc sống.

Bà Kim trước căn nhà dột nát.

Bà Nguyễn Thị Kim Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hiệp xác nhận: “Bà Kim thuộc diện hộ nghèo, thường nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ địa phương mỗi dịp lễ, tết. Do nguồn kinh phí hạn chế, chính quyền địa phương chưa thể triển khai xây dựng nhà Đại đoàn kết cho bà. Hiện tại địa phương đã lập hồ sơ và đề nghị các cấp và các nhà hảo tâm xem xét, giúp đỡ để bà Kim có thể có một căn nhà khang trang hơn”.

Với số tiền hạn hẹp kiếm được từ việc lượm ve chai và sự hỗ trợ ít ỏi từ con trai, bà Kim không đủ khả năng tự sửa chữa căn nhà của mình. Cuộc sống của bà Kim đang rất cần sự chung tay chia sẻ từ các nhà hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Trương Thị Kim, thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’gar); hoặc Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk, số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, số tài khoản: 115000061544 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.