Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh còn tồn trên 70.000 liều vắc xin đã hết hạn sử dụng

09:15, 04/07/2022

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Hải Phúc, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh còn tồn trên 70.000 liều vắc xin phòng COVID-19 có hạn sử dụng đến 30/6/2022.

Việc tồn dư vắc xin đã được CDC nhận định từ sớm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là lượng vắc xin Trung ương cấp cho tỉnh không dựa trên số lượng CDC dự trù, thống kê mà cấp theo danh sách đối tượng tiêm từ đầu mùa dịch. Trong khi đó, tháng 4 và tháng 5 vừa qua, trung bình mỗi ngày toàn tỉnh có khoảng 3.000 người mắc COVID-19, do đó có một số lượng lớn người dân chưa đủ điều kiện để tiêm mũi tiếp theo (đủ 3 tháng sau khi mắc COVID-19).

Thứ hai là sau khi dịch COVID-19 đã giảm bớt, người dân trở lại làm việc tại các khu công nghiệp ở các địa phương khác, không còn thuộc đối tượng do CDC Đắk Lắk quản lý và tiêm vắc xin. Thứ ba là tâm lý chủ quan của người dân khi dịch giảm xuống cũng như một bộ phận dân cư không muốn tiêm vì lo sợ xảy ra phản ứng sau tiêm...

Người dân TP.Buôn Ma Thuột tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Người dân TP.Buôn Ma Thuột tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Với lượng vắc xin tồn dư nói trên, sau khi có thống kê báo cáo cụ thể của tất cả các địa phương, CDC sẽ có một báo cáo tổng thể báo cáo Sở Y tế và xin ý kiến Sở cho biện pháp xử lý, hủy bỏ vắc xin đảm bảo về quản lý về chất thải y tế và bảo vệ môi trường.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Hải Phúc cho biết thêm, hiện tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 của tỉnh còn khá thấp. Tính đến ngày 30/6, qua thống kê báo cáo từ các địa phương, tỷ lệ tiêm vắc xin đối với nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 chỉ đạt 41,8%, mũi 4 đạt 5,7%. Với đối tượng 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 3 chỉ đạt 23,1%. Riêng đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1 chỉ đạt 39,9% và mũi 2 đạt 7,4%.

Để tránh tiếp diễn tình trạng tồn dư, gây lãng phí vắc xin, thời gian tới, CDC sẽ phối hợp với Trung tâm Y tế các địa phương thống kê danh sách cụ thể từng nhóm đối tượng để dự trù vắc xin chính xác hơn, trên cơ sở đó báo cáo và xin cấp vắc xin theo số lượng đề xuất.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.