Multimedia Đọc Báo in

Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

08:57, 12/11/2022

Bộ Y tế vừa có Quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Theo đó, bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 3, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Các hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

th
Tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh trên địa bàn huyện Cư M'gar. (ảnh minh hoạ)

Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm, trong đó, nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Hiện, tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài. Triệu chứng chính của bệnh đậu mùa khỉ là phát ban dạng phỏng nước, mụn mủ, sốt, sưng hạch; bệnh có khả năng lây truyền từ động vật sang người hoặc người sang người qua tổn thương da, giọt bắn lớn đường hô hấp, dịch cơ thể hoặc vật dụng, quần áo nhiễm mầm bệnh…

Khi phát hiện triệu chứng mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc có yếu tố dịch tễ đi từ vùng dịch về hoặc có tiếp xúc gần với người bệnh, người dân nên báo ngay cho các đơn vị y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ, tránh nguy cơ lây lan và bùng phát thành đại dịch.

Hồng Chuyên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.