Multimedia Đọc Báo in

Thêm một trường hợp mắc bệnh Viêm não Nhật Bản

17:06, 01/08/2023

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tại huyện M’Drắk mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

Bệnh nhân là H.H.K. (nữ, sinh năm 2001, trú tại buôn Năng, xã Cư Prao, huyện M’Drắk). Theo người nhà bệnh nhân, ngày 12/7, chị K. xuất hiện triệu chứng sốt cao kèm đau đầu, mệt mỏi. Ngày 13/7, bệnh nhân đi khám tại phòng khám tư nhân và được cho uống thuốc nhưng không đỡ sốt. Ngày 14/7, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực 333 (huyện Ea Kar). Tại đây bệnh nhân sốt cao kèm co giật toàn thân, tri giác xấu, dần được chẩn đoán viêm màng não. Cùng ngày bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

th
Tuyên truyền cách phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản cho người dân.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên từ ngày 14/7 đến 19/7 với chẩn đoán viêm màng não kém đáp ứng điều trị/dị ứng Vancomycin. Ngày 19/7, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) với chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Hiện tại, bệnh nhân đã được chuyển về Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị.

Ngay sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản, Trung trâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với Trung tâm Y tế huyện M’Drắk và Trạm Y tế xã Cư Prao triển khai điều tra, giám sát và thực hiện các biện pháp xử lý môi trường phòng bệnh tại nơi bệnh nhân sinh sống. Kết quả cho thấy, tại khu vực bệnh nhân sinh sống, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, người dân còn nuôi bò, heo ngay trong khu vực nhà ở. Điều tra vec tơ gây bệnh ghi nhận có muỗi, lăng quăng, bọ gậy. Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành phun hóa chất xử lý và vệ sinh môi trường cho hơn 40 hộ gia đình xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân.

Đây là trường hợp thứ ba trên địa bàn tỉnh mắc bệnh viêm não Nhật Bản tính từ đầu năm đến nay.

          Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.