Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo “Đông tây y kết hợp trong điều trị thoái hóa khớp”

16:50, 23/10/2024

Ngày 23/10, Hội Đông y tỉnh đã tổ chức Hội thảo “Đông tây y kết hợp trong điều trị thoái hóa khớp” với sự tham gia của gần 200 đại biểu.

Đại biểu tham dự tại hội thảo.
Đại biểu tham dự tại hội thảo.

Trong thời gian một ngày, các đại biểu đã được nghe báo cáo, tham luận về: Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong khám và điều trị một số bệnh xương khớp do PGS.TS.BS Võ Tường Kha trình bày; Hội chứng cánh tay, cổ do TS.BS Nguyễn Tiến Chung trình bày; Kiểm soát đau trong một số bệnh cơ, xương, khớp do Ths. Phạm Thị Nhuân trình bày.

th
PGS.TS.BS Võ Tường Kha trình bày tham luận tại hội thảo.

Các đại biểu cũng đã thảo luận một số nội dung về: Điều trị thoái hóa khớp theo y học hiện đại – y học cổ truyền; Thoái hóa khớp gối; Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp; Chứng ngón tay sơn cổ cò; Điều trị chứng vôi hóa, thoái hóa xương khớp, viêm khớp; Điều trị bệnh thấp khớp; Thoái hóa cột sống y học hiện đại; Thoái hóa khớp tiếp cận đa chiều từ cơ chế tổn thương đến điều trị thực tiễn lâm sàng…

th
Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Võ Thuận Hóa tìm hiểu các dược liệu sử dụng trong đông y.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Võ Thuận Hóa cho biết, Đắk Lắk là địa phương có nhiều rừng núi, thời tiết mưa kéo dài, độ ẩm thấp là nguyên nhân gây nên các bệnh về cơ, xương, khớp. Việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đang mở ra hướng điều trị tích cực và hiệu quả hơn cho người bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến tai biến, xương khớp. Hội thảo nhằm tạo một môi trường học thuật chất lượng, nơi trao đổi, học hỏi kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành và đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc qua các ca lâm sàng cụ thể, thực tế đến các đại biểu. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Hồng Chuyên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.