Multimedia Đọc Báo in

Khảo sát tình hình mua bán người ở khu vực biên giới

10:05, 05/08/2022

Trong hai ngày 4 và 5/8, Phòng Phòng chống ma tuý và tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh) khảo sát tình hình hoạt động mua bán người trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh.

Tại các đồn biên phòng, địa bàn các xã biên giới thuộc hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp, đại diện lực lượng phòng, chống ma tuý và tội phạm các lực lượng đã báo cáo kết quả thực hiện hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” và cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người.

Đại diện Công an xã Ia Lốp (huyện Ea Súp) báo cáo tình hình hoạt động mua bán người trên địa bàn
Đại diện Công an xã Ia Lốp (huyện Ea Súp) thông tin tình hình hoạt động mua bán người trên địa bàn.

Các lực lượng chức năng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm kế hoạch chỉ đạo của cấp trên về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người; thường xuyên triển khai lực lượng bám nắm địa bàn; thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới. Đồng thời, các lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan trao đổi tình hình, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, phức tạp về an ninh trật tự như nhà nghỉ, karaoke, massage… lực lượng chức năng chưa phát hiện có đường dây tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến tội phạm mua bán người, mại dâm, môi giới mại dâm, môi giới hôn nhân, xuất khẩu lao động đi nước ngoài trái phép.

Đoàn công tác nắm tình hình hoạt động mua bán người tại xã Ea Bung, huyện Ea Súp
Đoàn công tác làm việc tại xã Ea Bung, huyện Ea Súp.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2004 - 2019, có trên 12.000 nạn nhân bị mua bán, trong đó chỉ có khoảng 10% ở lại trong nước, còn 90% chuyển ra nước ngoài. 

Quỳnh Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.