Multimedia Đọc Báo in

Khai giảng khóa huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

15:53, 04/03/2024

Sáng 4/3, Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Tây Nguyên tổ chức Lễ Khai giảng khóa huấn luyện công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân (CAND) và phát động phong trào thi đua năm 2024.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ và Công an các tỉnh: Ninh Thuận, Bình phước, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; cùng 1.960 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2024.

Thượng tá Diêm Công Toàn, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên phát biểu tại Lễ Khai giảng.
Thượng tá Diêm Công Toàn, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên phát biểu tại Lễ Khai giảng.

Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên là đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ. Với đặc thù là đơn vị tác chiến đặc biệt, có trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị thường xuyên luyện tập, ứng trực sẵn sàng chiến đấu, cơ động nhanh để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, biểu tình bất hợp pháp, bạo động chính trị, bạo loạn vũ trang, phối hợp truy bắt các đối tượng hình sự nguy hiểm; tổ chức tuần tra, kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Thời gian qua, đơn vị đã tổ chức, huấn luyện nhiều khóa với hàng vạn lượt công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND; cử nhiều lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia huấn luyện về điều lệnh, quân sự, võ thuật và nghiệp vụ CSCĐ, Cảnh sát đặc nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an các đơn vị, địa phương. Đặc biệt trong trong 3 năm 2021 - 2023, đơn vị đã tổ chức huấn luyện cho hơn 5.000 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND của Công an các đơn vị địa phương và Bộ Tư lệnh CSCĐ.

Các chiến sĩ
Chiến sĩ tham gia khóa huấn luyện năm 2024.

Năm 2024, Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên được Bộ Tư lệnh CSCĐ giao chỉ tiêu huấn luyện 1.960 công dân của Công an các địa phương và Bộ Tư lệnh CSCĐ. Theo đó, trong thời gian 3 tháng, các chiến sĩ sẽ được nắm vững những nội dung cơ bản về chính trị, điều lệnh, pháp luật; quân sự; võ thuật; kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu của CSCĐ. Ngoài ra, các chiến sĩ còn được huấn luyện thể lực và thực hiện các phương án tác chiến. Kết thúc khóa huấn luyện các chiến sĩ sẽ được điều động bố trí công tác tại các cơ quan công an để làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh, cơ động chiến đấu, canh gác bảo vệ mục tiêu chính trị, kinh tế, dẫn giải phạm nhân, bảo vệ các phiên tòa, thường xuyên tổ chức huấn luyện nâng cao, ứng trực sẵn sàng ra quân làm nhiệm vụ.

Đại diện các đơn vị huấn luyện của Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên ký giao ước thi đua.
Đại diện các đơn vị huấn luyện của Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên ký giao ước thi đua.

Phát động phong trào thi đua, thượng tá Nguyễn Văn Bốn, Phó Trung đoàn Trưởng Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên đề nghị các đơn vị trong Trung đoàn tập trung quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, chương trình huấn luyện, cũng như quy chế quản lý, huấn luyện đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ; tăng cường tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất đánh giá thực chất kết quả huấn luyện; bảo đảm đủ cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật, các loại vũ khí, trang thiết bị phù hợp với tình hình của đơn vị, phục vụ công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tác hậu cần, chăm lo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ... Phấn đấu khi kết thúc huấn luyện, 100% chiến sĩ mới đạt yêu cầu; trong đó 70% đạt khá, giỏi trở lên.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.