Multimedia Đọc Báo in

Tiếp cận miễn phí thông tin về canh tác cà phê

14:24, 13/03/2019

Ban Quản lý Dự án Greencoffee cho biết, người trồng cà phê khi tham quan gian hàng của dự án tại Hội chợ -Triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2019 sẽ được hỗ trợ cài đặt miễn phí phần mềm ứng dụng Greencoffee.

Đây là ứng dụng hỗ trợ nông dân trong canh tác, chế biến và giao dịch cà phê trên nền tảng công nghệ nông nghiệp 4.0 với mong muốn tạo ra một phương thức hoàn toàn mới trong việc hỗ trợ người nông dân thông qua công nghệ số và công nghệ vệ tinh.

Cán bộ dự án hướng dẫn nông dân sử dụng dịch vụ
Cán bộ dự án hướng dẫn nông dân sử dụng dịch vụ Greencoffee

Cụ thể, người trồng cà phê có thể tiếp cận kịp thời các nhóm thông tin về thời tiết theo xã; thực hành canh tác bền vững với chú trọng về bón phân và tưới nước; thu hoạch và sơ chế đúng chuẩn chất lượng cao; giải đáp các sự cố bất thường xảy ra với cây cà phê trong vòng 24 tiếng đồng hồ; ứng phó với biến đổi khí hậu; thông tin về sâu bệnh; giá cả thị trường; diễn đàn mua và bán; cảnh báo hạn hán ngắn hạn và trung hạn. Các loại thông tin trên được thu thập từ thực địa, từ vệ tinh, sau đó được tổng hợp, phân tích và chuyển sang dạng thông tin dễ hiểu với người nông dân. Tiếp đó, các thông tin này được truyền tải đến người nông dân trên 3 nền tảng cơ bản là App, SMS, và website.

Greencoffee là chương trình hỗ trợ nông dân dưới dạng hợp tác công – tư (PPP) do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua Cục Không gian Hà Lan. Chương trình được tổ chức ICCO Hà Lan và các đối tác thực hiện trong vòng 3 năm (2017 – 2019).

Ngoài ra, người dân cũng có thể thông qua việc tải ứng dụng Greencoffee cho điện thoại sử dụng hệ điều hành Android tại địa chỉ:https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.monkey.icco; hệ điều hành IOS tại địa chỉ: https://itunes.apple.com/vn/app/greencoffee/id1254356638

Thanh Hường

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.