Multimedia Đọc Báo in

Phân tích, bổ sung thêm một số giải pháp về văn hóa - văn nghệ

08:25, 28/08/2020
Trong Dự thảo Báo cáo chính trị có ghi rõ: “Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được triển khai tích cực, rộng khắp đi vào nền nếp, một số lễ hội truyền thống của dân tộc thiểu số tại chỗ được phục dựng. Duy trì, tổ chức các lễ hội văn hóa, định kỳ 2 năm/lần tổ chức thành công Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng được đổi mới, phong phú về nội dung, hình thức, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Hoạt động bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích được quan tâm, qua đó, thực hiện tốt vai trò giáo dục văn hóa, lịch sử dân tộc cho nhân dân địa phương và khách tham quan du lịch”.
 
 
Phần mục tiêu, chỉ tiêu, có mục tiêu gần là đến năm 2025: “Xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên”.

Định hướng đến năm 2030: “Xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên, theo hướng xanh, sạch, hiện đại, bản sắc… Lấy TP. Buôn Ma Thuột làm trung tâm đột phá về công nghệ chế biến, năng lượng sạch, thương mại – dịch vụ, tài chính, du lịch, công nghệ cao…”.

Một buổi giao lưu văn hóa truyền thống. Ảnh:  Nguyên Hùng
Một buổi giao lưu văn hóa truyền thống. Ảnh: Nguyên Hùng

Đặc biệt có tầm nhìn xa hơn đến năm 2045: “Xây dựng tỉnh Đắk Lắk thực sự là trung tâm vùng Tây Nguyên, sinh thái, thông minh, bản sắc, là trung tâm dịch vụ, tài chính, công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, công nghiệp phần mềm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, TP. Buôn Ma Thuột trở thành thành phố đáng sống trong khu vực, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, đạt mức khá của cả nước”.

Dự thảo đã khái quát chuẩn xác từng giai đoạn. Giai đoạn nào cũng nhắc đến bản sắc, văn hóa của vùng đất Đắk Lắk nhiều dân tộc anh em chung sống. Đa dân tộc thì cũng đa văn hóa. Việc quy hoạch và quản lý lễ hội là trọng trách của ngành văn hóa. Làm thế nào để rải đều cả năm, tránh tập trung vào mùa xuân để ngành du lịch dễ tổ chức đón và phục vụ khách.
 
Ngoài đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, ngay cả lái xe cũng có thể trở thành người giới thiệu cho khách điểm tham quan cũng như lịch sử, văn hóa của các địa danh. Có mối liên kết giữa vận tải du lịch (xe đưa đón khách) với cửa hàng bán đồ lưu niệm, điểm tham quan và nơi tổ chức đêm dân vũ, có lửa trại và rượu cần níu khách ở qua đêm.
 
Bên cạnh đó, cần cải tạo lại một số đường vào các thắng cảnh. Ví dụ như hệ thống thác ở Cư M’gar, khách đến một lần leo trèo là mệt, không dám đến lần sau; phấn đấu mở triển lãm tranh ảnh mỗi quý một lần, chú trọng chủ đề về Đắk Lắk trên đường đổi mới và hội nhập. Khuyến khích những tác phẩm văn học có giá trị viết về đề tài chiến tranh cách mạng và sự đổi mới của các dân tộc ở Đắk Lắk (tỉnh có thể đặt hàng hoặc tài trợ in ấn).
Lê Hữu Chỉnh
Nguyên Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.