Multimedia Đọc Báo in

Liên cầu khuẩn ở heo có thể gây tử vong cho người

17:38, 04/05/2010

Ngày 3-5, TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bệnh liên cầu khuẩn ở heo lây từ người sang người. Tất cả trường hợp nghi ngờ hay nhiễm căn bệnh này mà bệnh viện đang điều trị, đều có tiếp xúc với heo bệnh, hoặc ăn tiết canh, lòng heo, thịt heo chưa được nấu chín kỹ.

a
Đeo khkẩu trang và găng tay cẩn thận khi tiêu hủy heo bệnh sẽ tránh được bệnh nhiễm liên cầu khuẩn ở heo
Đáng lưu ý, bệnh nhân khi bị nhiễm liên cầu khuẩn ở heo thường có triệu chứng sốt, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tri giác, hôn mê hoặc bị tổn thương nhiều cơ quan. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, có thể để lại di chứng, khó điều trị hoặc gây tử vong.

TS Kính cũng cho biết, trong vài tuần gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nghi nhiễm liên cầu khuẩn nhập viện, trung bình 1 - 2 ca mỗi ngày. Đáng chú ý là đã có 4 bệnh nhân được xác định nhiễm liên cầu khuẩn ở heo, trong đó 3 người bị viêm màng não và 1 người bị nhiễm trùng huyết.

Một số chuyên gia dịch tễ cho biết, bệnh liên cầu khuẩn xảy ra quanh năm nhưng vào mùa dịch tai xanh thì số lượng heo bị bệnh liên cầu nhiều hơn, nên số người mắc căn bệnh này cũng tăng cao. Hiện vẫn còn tình trạng người dân chạy bán heo ốm, heo dịch.
Trước tình trạng này, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi, thịt heo chưa được nấu chín, khi mua thịt heo phải rõ nguồn gốc, có dấu kiểm dịch rõ ràng, những người giết mổ heo, hay đi tiêu hủy heo bệnh cần đeo khẩu trang, găng tay cẩn thận.

Theo SGGP


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.