Multimedia Đọc Báo in

Lập Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá

09:41, 31/07/2013

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ được thành lập theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Quỹ được hình thành từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá theo quy định; nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ...

Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.

Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá như truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng; xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Quỹ hỗ trợ tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng. Đồng thời, Quỹ còn hỗ trợ xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

Để được nhận hỗ trợ của Quỹ, tổ chức, cá nhân phải có đề xuất với Quỹ thực hiện hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam; có hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định và có đủ năng lực thực hiện hoạt động đề nghị hỗ trợ, đồng thời, phải không nhận tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá.


Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.