Multimedia Đọc Báo in

WB hỗ trợ 100 triệu USD giúp trẻ em nghèo tới trường

15:42, 20/09/2013

Ngày 19-9, Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non Việt Nam  (SRPP)” do Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ chính thức khởi động.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng đến trường cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ dân tộc thiểu số.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự án được thiết kế thông qua việc hỗ trợ đề án “Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2010- 2015” theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động chính của dự án là hỗ trợ các nỗ lực mở rộng ghi danh bán trú ở cấp mầm non, nâng cao năng lực đảm bảo chất lượng trường mầm non và tăng khả năng chuyên môn cho giáo viên, hiệu trưởng. Tổng số tiền Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho dự án là 100 triệu USD.

Theo ông Xiaoqing Yu, Giám đốc Ban phát triển nguồn nhân lực của WB tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: “Rất nhiều bằng chứng trên thế giới cho thấy rằng nhiều kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và kỹ năng ứng xử được hình thành trong những năm đầu đời của trẻ. Nếu bạn muốn có một nền giáo dục công bằng, nền kinh tế phát triển và chống lại đói nghèo thì phát triển giáo dục mầm non là một trong những công cụ hứa hẹn nhất".

Các khảo sát độ tuổi mầm non do Bộ GD&ĐT, tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục của Nga, Học viện Offord ở Canada và Ngân hàng Thế giới đồng thực hiện chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em chưa sẵn sàng đến trường cao nhất ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.